Bài viết: 5 Phần mềm quản lý sản xuất chuyên sâu, nên triển khai năm 2024

phần mềm quản lý sản xuất

Tích cực ứng dụng công nghệ là chìa khóa giúp các doanh nghiệp sản xuất vận hành xuất sắc, tăng năng suất và tối ưu chi phí. Nếu bạn đang tìm kiếm các công cụ số hóa & kiểm soát toàn diện quy trình sản xuất, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về các tính năng, chi phí của những phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất ở trong & ngoài nước, và gợi ý phương pháp lựa chọn phần mềm phù hợp cho từng doanh nghiệp.

Phần mềm quản lý sản xuất là gì?

Phần mềm quản lý sản xuất là gì?

Phần mềm quản lý sản xuất là một giải pháp công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tự động hóa và tối ưu hóa các hoạt động sản xuất. Hệ thống này được sử dụng để theo dõi các dữ liệu sản xuất như định mức nguyên vật liệu – BOM (Bill of Materials), lập kế hoạch sản xuất, dự báo sản xuất, quản lý chiến lược và chi phí sản xuất. 

Bằng cách tự động theo dõi tiến trình của hoạt động sản xuất, phần mềm có thể xác định các rủi ro sản xuất tiềm ẩn để xử lý kịp thời. Ngoài ra, tính năng lập kế hoạch yêu cầu nguyên liệu và kho hàng (MRP) còn giúp loại bỏ tình trạng gián đoạn sản xuất gây ảnh hưởng đến tiến độ, chi phí và uy tín doanh nghiệp.

Trước sức ép số hóa trong thời đại 4.0 thì việc ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất là lời giải cho bài toán tinh gọn quy trình vận hành & tăng năng lực cạnh tranh tại các doanh nghiệp sản xuất.

Các chức năng của phần mềm quản lý sản xuất

Tuỳ thuộc vào nhu cầu, quy mô và năng lực nội tại mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất bằng excel hay các giải pháp SaaS/ ERP. Tuy nhiên, khi tìm hiểu công cụ quản lý sản xuất, CEO doanh nghiệp nên chú trọng xem xét đến các yếu tố như: mức độ tùy chỉnh, tính dễ sử dụng, chi phí triển khai & tích hợp linh hoạt với các hệ thống khác.v.v

Các chức năng của phần mềm quản lý sản xuất

Dưới đây là các tính năng quan trọng cần có ở một phần mềm quản lý sản xuất để giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí – nguồn lực, gia tăng năng suất, và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

  • Lập kế hoạch và lịch trình sản xuất dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng và nguồn lực sẵn có 
  • Quản lý, tùy chỉnh các luồng công việc đảm bảo phù hợp với tính chất của mỗi dự án sản phẩm 
  • Kiểm soát hàng tồn kho: theo dõi và quản lý sự biến động của hàng tồn kho, đảm bảo tất cả các nguyên liệu cần thiết để sản xuất thành phẩm
  • Giám sát và kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình sản xuất để duy trì danh tiếng kinh doanh và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng
  • Theo dõi và bảo trì máy móc và thiết bị sản xuất để đảm bảo sự hoạt động liên tục và hiệu quả của dây chuyền sản xuất.
  • Quản lý chi phí sản xuất: Theo dõi và phân tích các chi phí liên quan đến sản xuất như chi phí vật liệu, lao động, máy móc và nguyên liệu để tối ưu hóa hiệu suất sản xuất và lợi nhuận.
  • Quản lý đặt hàng và vận chuyển: Theo dõi đơn hàng từ khi đặt hàng đến khi giao hàng và quản lý quá trình vận chuyển để đảm bảo sản phẩm được giao đúng thời gian, đúng địa điểm.
  • Tích hợp với các hệ thống khác: Phần mềm quản lý sản xuất thường có khả năng tích hợp với các hệ thống khác như hệ thống quản lý khách hàng (CRM), hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp (ERP) để tối ưu hóa quy trình kinh doanh toàn diện.

Tham khảo và tải xuống 14 mẫu Excel miễn phí hỗ trợ quản lý sản xuất 

Tại sao doanh nghiệp nên sớm triển khai phần mềm quản lý sản xuất?

Thay vì sử dụng sổ sách hoặc file excel khô khan, phần mềm quản lý sản xuất hỗ trợ tạo và thiết lập không giới hạn các dự án sản xuất trên 1 hệ thống để tổ chức thực hiện và theo dõi tiến độ. Từ đó giúp các bộ phận phối hợp làm việc chủ động, cập nhật thông tin tức thời, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh được liền mạch, hiệu quả. 

Một số lợi ích thiết thực khi doanh nghiệp ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất có thể kể đến như:

  • Quản lý sản phẩm hiệu quả: Ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm dễ dàng hơn nhờ các tính năng như phát hiện & cảnh báo lỗi sản phẩm trong quá trình sản xuất.
  • Tiết kiệm thời gian: Với tính năng báo cáo dữ liệu theo thời gian thực, bạn có thể phát hiện các chậm trễ trong công việc, các sự cố trong thiết bị sản xuất. Đồng thời việc truyền đạt thông tin và nhập liệu thủ công tiêu tốn thời gian cũng được loại bỏ. Nhờ đó tăng năng suất lao động trên toàn doanh nghiệp.
  • Tăng tốc sản xuất: Với phần mềm sản xuất, bạn có thể dễ dàng xây dựng lịch trình, ước tính thời gian và theo dõi sát sao tiến độ từng dự án sản xuất. Các quy trình sản xuất, quy trình mua hàng, quy trình báo giá chốt hợp đồng… đều được trực quan hóa thành các giai đoạn để theo dõi trên phần mềm. Việc theo dõi hoạt động phân phối, đo lường biến động hàng tồn kho, tính toán chi phí cũng trở nên dễ dàng hơn. Từ đó đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ. 
  • Dễ dàng giám sát nhân sự trên nhiều địa điểm: Doanh nghiệp sản xuất thường có nhiều địa điểm làm việc, khiến việc theo dõi sản xuất, thi công & quản lý nhân sự khó khăn hơn. Tuy nhiên khi dùng các tính năng như chấm công tính lương trên phần mềm, bạn có thể số hóa ca kíp linh hoạt, phân ca văn phòng, ca sản xuất nhanh chóng. Phần mềm cũng tự động tính toán, xử lý dữ liệu bảng công/ lương cho hàng trăm, hàng nghìn nhân viên trên toàn doanh nghiệp. 
  • Ra quyết định chính xác dựa trên dữ liệu: Phần mềm quản lý sản xuất thu thập và phân tích một lượng lớn dữ liệu liên quan đến quy trình sản xuất theo thời gian thực. Hỗ trợ phân tích chính xác và khách quan hơn về hiệu suất sản xuất, xác định xu hướng thị trường, hay đánh giá các chỉ số hiệu suất chính (KPI). Dựa trên thông tin này, nhà điều hành có thể ra quyết định quản trị hoặc cải tiến liên tục để nâng cao năng suất và lợi nhuận.

Top 5 phần mềm quản lý sản xuất nổi bật 2024

Với sự ra đời của rất nhiều công cụ phần mềm quản lý sản xuất trong và ngoài nước như hiện nay, làm thế nào để các CEO có thể đánh giá và tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp?  Chúng tôi đã tổng hợp và đưa ra những nhận xét cơ bản về tính năng, so sánh chi phí của Top 5 phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất năm 2024, mời bạn tham khảo ngay dưới đây.

1. Phần mềm quản lý sản xuất ERPNext

ERPNext là giải pháp quản lý sản xuất chuyên sâu dành riêng cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Phần mềm giúp bạn hoạch định, quản lý và theo suốt các hoạt động trong quá trình từ xây dựng kế hoạch kinh doanh, xác định nhu cầu nguyên vật liệu cho đến kiểm soát tiến độ sản xuất, kho hàng và vận chuyển. 

Phần mềm quản lý sản xuất ERPNext
Giao diện phần mềm quản lý sản xuất ERPNext

Các tính năng chính của phần mềm quản lý sản xuất ERPNext:

  • Quản lý định mức nguyên vật liệu (BOM): theo dõi thông tin như tên, mã sản phẩm, mô tả, số lượng, giá thành và các thông số kỹ thuật bổ sung…
  • Quản lý Xưởng sản xuất: Theo dõi chính xác thời gian và vật liệu sử dụng cho từng công đoạn sản xuất & Quản lý hiệu quả nhân viên và máy móc tại từng vị trí sản xuất.
  • Quản lý quá trình cung ứng nguyên vật liệu & thanh toán cho thầu phụ
  • Quản lý hàng tồn kho theo lô & theo số seri
  • Lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (MRP) & Theo dõi mức tiêu thụ vật liệu của hàng tồn kho theo đợt để hạn chế chi phí và không lãng phí tài nguyên

 

Điểm cộng lớn của Phần mềm quản lý sản xuất ERPNext là mã nguồn mở hàng đầu thế giới, quản lý toàn bộ doanh nghiệp tại một nơi, giao diện tùy chỉnh thân thiện với người dùng, tích hợp liền mạch với các ứng dụng của bên thứ ba, cộng đồng phát triển tích cực & hỗ trợ đa ngôn ngữ.

Phần mềm quản lý sản xuất toàn diện cho doanh nghiệp
Phần mềm quản lý sản xuất toàn diện cho doanh nghiệp

Chi phí phần mềm quản lý sản xuất ERPNext: Thông thường, chi phí triển khai một giải pháp sẽ bao gồm: Phí phần mềm + Phí Customize + Phí Tư vấn + Phí đào tạo…

Trong đó, vì ERPNext là phần mềm mã nguồn mở nên khách hàng không cần trả phí bản quyền phần mềm. ERPNext sử dụng mô hình định giá dựa trên việc đăng ký, nghĩa là người dùng hoặc doanh nghiệp phải trả một chi phí đăng ký để có quyền truy cập vào dịch vụ. Thay vì cung cấp nhiều gói cước khác nhau, ERPNext cung cấp một gói đăng ký duy nhất, cho phép người dùng có quyền truy cập đầy đủ vào tất cả các tính năng và mô-đun mà họ cần. 

Link trải nghiệm phần mềm ERP Quản lý sản xuất

2. Phần mềm quản lý kế hoạch sản xuất Bravo

Phần mềm quản lý doanh nghiệp sản xuất – BRAVO là một giải pháp quản trị tổng thể, hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong công tác quản lý mọi nguồn lực doanh nghiệp từ nhân lực – tài lực – vật lực.

Các tính năng chính của phần mềm quản lý kế hoạch sản xuất Bravo:

  • Khai báo định mức nguyên liệu (BOM) và công đoạn sản xuất
  • Quản lý kế hoạch, lệnh sản xuất
  • Theo dõi tiến độ, thống kê sản lượng sản xuất
  • Tính nhu cầu vật tư & Kiểm soát tiêu hao vật tư
  • Quản lý nhập xuất tồn kho phân xưởng
Phần mềm quản lý kế hoạch sản xuất Bravo
Giao diện phần mềm quản lý kế hoạch sản xuất Bravo

Đăng ký trải nghiệm và nhận báo giá từ đơn vị cung cấp phần mềm Quản lý sản xuất Bravo

3. Phần mềm quản lý quy trình sản xuất Prodsmart

Prodsmart là hệ thống điều hành sản xuất (MES) hàng đầu được phát triển với mục tiêu kết nối máy móc, con người và quy trình. Phần mềm này giúp theo dõi các quy trình từ đặt hàng đến vận chuyển để bạn có thể tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng. 

Các tính năng chính của phần mềm quản lý quy trình sản xuất Prodsmart:

  • Trực quan hóa quy trình làm việc
  • Lập kế hoạch và hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP)
  • Lập kế hoạch và theo dõi thời gian/ tiến độ công việc
  • Theo dõi hoạt động bảo trì và dễ dàng lập kế hoạch bảo trì trong tương lai
  • Dữ liệu và báo cáo thời gian thực
Giao diện phần mềm quản lý quy trình sản xuất Prodsmart
Giao diện phần mềm quản lý quy trình sản xuất Prodsmart

Chi phí sử dụng phần mềm Prodsmart từ 9925 usd /năm. Link tham khảo phần mềm quản lý sản xuất Podsmart

4. Phần mềm quản lý sản xuất Fishbowl 

Fishbowl Manufacturing là giải pháp ERP phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với Fishbowl, bạn có thể xử lý các đơn đặt hàng công việc nâng cao, đơn đặt hàng sản xuất, quản lý hóa đơn nguyên vật liệu và các công cụ khác cần thiết để tối đa hóa hiệu quả trong quy trình sản xuất. Từ nhu cầu sản xuất đơn giản đến phức tạp hơn, Fishbowl Manufacturing đều có sẵn các tính năng.

Các tính năng chính của phần mềm quản lý sản xuất Fishbowl Manufacturing:

  • Quản lý hàng loạt đơn đặt hàng tự động 
  • Theo dõi lô hàng và theo dõi số seri trong lệnh sản xuất
  • Hướng dẫn & tự động thực hiện trình tự công việc
  • Quản lý hóa đơn nhập nguyên liệu, hóa đơn bán hàng
  • Quản lý kho bãi, hàng tồn kho

Phần mềm quản lý sản xuất Fishbowl

Chi phí sử dụng phần mềm Fishbowl từ 329 usd /tháng. Link tham khảo trải nghiệm phần mềm Fishbowl Manufacturing

5. Phần mềm quản lý sản xuất Connecteam

Connecteam là một trong những phần mềm sản xuất tốt khi cung cấp giải pháp di động all-in-one hỗ trợ quản lý công việc của bạn từ mọi nơi. Phần mềm được đánh giá là dễ sử dụng (ngay cả khi nhóm của bạn không am hiểu về công nghệ), có dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt và giá cả rất phải chăng. 

Các tính năng chính của phần mềm quản lý sản xuất Connecteam:

  • Quản lý nhân sự, quản lý công việc cá nhân & phòng ban
  • Quản lý chấm công, tự động tính lương
  • Quản lý kế hoạch sản xuất & điều phối công việc
  • Truyền thông nội bộ

Phần mềm quản lý sản xuất Connecteam

Connecteam có gói cơ bản miễn phí, với các gói cao cấp chi phí sử dụng từ 29 usd/tháng cho 30 người dùng. Trải nghiệm phần mềm Connecteam

Những yếu tố quyết định triển khai thành công phần mềm quản lý sản xuất ERP thành công tại Việt Nam

Trong quá trình triển khai phần mềm quản lý sản xuất ERP, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề như: chi phí rất lớn; thời gian kéo dài; sự xáo trộn, chống đối của nhân viên; bất đồng giữa đội dự án và nhà tư vấn, v.v. Vì thế, sự tham gia và cam kết quyết tâm theo đuổi dự án và các biện pháp hỗ trợ, giám sát chặt chẽ của lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp trong các giai đoạn đầu của dự án là hết sức quan trọng.

Theo nghiên cứu “ERP và các yếu tố quyết định triển khai ERP thành công tại Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Thanh (đăng trên Tạp chí Kinh tế & Phát triển. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu khảo sát
được thu thập từ 324 nhà quản trị của 45 doanh nghiệp đã triển khai ERP trên địa bàn Hà Nội và TP. HCM. Mô hình nghiên cứu đề xuất dựa vào các nghiên cứu của Zhang và cộng sự (2002), Jiang Y. (2005) và Bradley J. (2008)), về các yếu tố quyết định triển khai ERP thành công tại bất kỳ doanh nghiệp nào, theo Zhang L. và cộng sự (2002) bao gồm:

  • Sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao;
  • Tái cấu trúc quy trình kinh doanh;
  • Ban quản lý dự án;
  • Sự cam kết của toàn doanh nghiệp;
  • Nhà tư vấn triển khai;
  • Người sử dụng;
  • Sự phù hợp giữa phần mềm và phần cứng;
  • Mức độ chính xác của dữ liệu;
  • Sự hỗ trợ của nhà cung cấp giải pháp ERP; và Văn hóa tổ chức.

Theo Jiang Y. (2005) đó là:

  • Sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp
    cao;
  • Ban quản lý dự án;
  • Tái cấu trúc quy trình kinh
    doanh;
  • Sự phù hợp giữa phần mềm và phần cứng;
    Nhà tư vấn triển khai;
  • Người sử dụng.

Còn theo Bradley J. (2008), đó là:

  • Kế hoạch kinh doanh;
  • Nhà tư vấn triển khai;
  • Ban quản lý dự án;
  • Sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao;
  • Người sử dụng và Quản lý sự thay đổi

Dựa trên tổng hợp và các nghiên cứu khác, có thể khái quát lại những yếu tố quyết định triển khai phần mềm quản lý sản xuất ERP cho doanh nghiệp Việt Nam gồm:

Triển khai ERP thành công
Triển khai ERP thành công

Doanh nghiệp Việt Nam để triển khai thành công phần mềm quản lý sản xuất ERP cần xác định rõ những yếu tố trên, từ đó có những cách thức triển khai phù hợp. Dưới đây là tổng hợp hướng dẫn cơ bản để để triển khai ERP thành công trích dẫn từ nghiên cứu trên.

  • Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần hiểu rõ và xác định vai trò chủ động tham gia hỗ trợ, động viên khuyến khích đội dự án; cần nghiên cứu kỹ dự án ERP và qui trình triển khai để lựa chọn Nhà tư
    vấn triển khai, nhà cung cấp phần mềm phù hợp với đặc thù kinh doanh và điều kiện của doanh nghiệp; cần cam kết đầu tư và phân bổ các nguồn lực kịp thời để vận hành hệ thống; đồng thời có quyết tâm cao trong việc triển khai ERP.
  • Thứ hai, đầu tư kỹ lưỡng cho khâu rà soát, đánh giá lại các hoạt động, quy trình hiện tại và các phần mềm và phần cứng đang sử dụng của doanh nghiệp, từ đó chủ động và quyết tâm chuẩn hóa quy trình kinh doanh và chọn nhà cung cấp phần cứng cho phù hợp với phần mềm ERP lựa chọn áp dụng; đồng thời xây dựng lộ trình áp dụng ISO và chủ động nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin trước khi triển khai ERP.
  • Thứ ba, cần lựa chọn và đào tạo Người sử dụng trong doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn để tham gia vào quá trình triển khai dự án ERP. Đó là, bên cạnh việc có chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm thì còn cần phải am hiểu chiến lược kinh doanh, các hoạt động xuyên suốt các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp và có kỹ năng tiếng Anh tốt.
  • Ngoài ra, các thành viên tham gia vào dự án ERP cần được giảm thiểu khối lượng công việc hàng ngày để họ có nhiều thời gian tập trung cho dự án; được đánh giá và tưởng thưởng đúng mức để khuyến khích tinh thần làm việc tích cực của họ đối với dự án.
  • Thứ tư, lựa chọn các thành viên là quản lý các bộ phận, có kinh nghiệm và năng lực quản lý dự án; am hiểu công nghệ thông tin, quy trình triển khai vào ban quản lý dự án ERP để có thể theo dõi, phối hợp và giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai.

Kết luận

Các giải pháp phần mềm quản lý sản xuất đang cách mạng hóa ngành sản xuất trên thế giới khi giúp các doanh nghiệp tăng trưởng vượt bậc nhờ vào các phương pháp & tính năng số hóa ưu việt. Cho dù doanh nghiệp bạn đang bắt đầu kinh doanh sản xuất hay đã hoạt động được nhiều năm, thì việc ứng dụng công nghệ là lựa chọn tối ưu để vận hành xuất sắc & nâng cao năng lực cạnh tranh. Song khó khăn và thách thức trên chặng đường chuyển đổi số là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, các nhà điều hành cũng cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng với bước đi phù hợp để hạn chế rủi ro và tận dụng tốt những giá trị mà công nghệ mang lại.

Để nhận tư vấn Miễn phí hoặc Demo 1-1 về Phần mềm quản lý sản xuất ERPNext, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 090.150.8000 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form bên dưới

Đánh giá bài viết

Thẻ / Tags

Đăng ký trải nghiệm ERPNext mã nguồn mở và miễn phí #1
tùy chỉnh linh hoạt theo từng lĩnh vực

Bài viết nổi bật

Kết nối

Đăng ký để nhận kiến thức hữu ích hàng tuần

Categories