Bài viết dựa trên quan điểm của Kitti U – Nhà sáng lập của Ecosoft tại Thái Lan. Ông là một chuyên gia đam mê về ERP mã nguồn mở với kinh nghiệm hoạt động trong ngành này nhiều năm, đã tư vấn ERP cho nhiều tập đoàn lớn. Trong bài viết này, MBW xin trích dẫn lại toàn bộ đánh giá và so sánh của Kitti U dưới góc độ và quan điểm của ông “Odoo VS ERPNext – 10 lý do khiến ERPNext vượt trội hơn”
Nội dung bài viết
ToggleSau khi nghiên cứu ERPNext trong nhiều năm, cuối cùng tôi (Kitti U) cũng có cơ hội triển khai giải pháp này cho một trong những khách hàng hiện tại của chúng tôi. Doanh nghiệp này đã triển khai Odoo vào năm 2015 và hiện tại muốn cải thiện hệ thống của họ. Có 3 lý do tôi nghĩ rằng việc chuyển sang sử dụng ERPNext sẽ tốt hơn Odoo, cụ thể:
- Nâng cấp miễn phí và dễ dàng
- Dễ dàng sử dụng dịch vụ đám mây
- Có thể được bảo trì bởi nhân viên riêng
Sau khi thực hiện việc chuyển đổi này, tôi muốn chia sẻ những ấn tượng của mình về ERPNext. Mặc dù mỗi sản phẩm đều có thế mạnh riêng nhưng tôi sẽ tập trung vào các yếu tố mà tôi nghĩ ERPNext thực sự vượt trội.
Tìm hiểu chi tiết về các module tính năng có trong hệ thống ERPNext (kèm hình ảnh giao diện)
Lý do 1: Công ty đứng sau ERPNext – Frappe Technologies
“ERPNext” là tên một phần mềm được tạo bằng framework có tên “Frappe Framework” của công ty có tên “Frappe Technologies”. Công ty này được thành lập ngay sau Odoo SA. Vì vậy, Frappe Technologies chắc chắn không phải là một doanh nghiệp mới và họ đã phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển trong thời gian đầu. Người sáng lập là Rushabh Mehta – người gốc Ấn Độ/Mumbai, được đào tạo tại Mỹ.
Ông Rushabh đã tạo ra ERPNext như một giải pháp dành cho chính “family business – doanh nghiệp gia đình” của mình, sau khi không thể tìm được một ERP đủ tốt trên thị trường, bởi nó quá đắt và không linh hoạt. Điều đáng ngạc nhiên là đây cũng chính là lý do mà Fabien Pinckaers tạo ra Odoo. Tuy nhiên, điều khiến ERPNext khác biệt so với các hệ thống khác (bao gồm cả Odoo) đó là quyết định sử dụng khái niệm “Meta Framework” ngay từ ngày đầu tiên. Ý tưởng ở đây là toàn bộ Mô hình dữ liệu/Giao diện/Quy trình công việc hay các thành phần khác có thể sẵn sàng sử dụng thông qua việc thiết lập, cấu hình nhiều nhất có thể, thay vì phải lập trình.
Trong những ngày đầu, tiến triển khá chậm vì để tạo ra một thứ gì đó, người ta không thể ngay lập tức viết mã cho một thành phần cụ thể mà thay vào đó phải bắt đầu bằng việc tạo ra một thành phần mô tả dữ liệu (meta data), và sau đó từ thành phần meta đó, họ mới có thể tạo ra được thành phần thực tế (tham khảo Origin of ERPNext). Ngày nay người ta gọi bộ khung đó là nền tảng “Low Code / No Code”.
Sau nhiều mồ hôi và nước mắt, Frappe Framework và ERPNext đã phát triển một phần mềm ổn định và ít cần bảo trì (đặc biệt tí đòi hỏi bảo trì từ nhà phát triển). Đội ngũ của Frappe tương đối nhỏ, nếu không nhầm từ 4-5 năm trước (khoảng 2017) họ chỉ có tầm khoảng 20 người. Và sau này, khi công việc nhiều hơn, đội ngũ này nâng lên thành 60 – 80 người, một con số cực kỳ nhỏ so với vài nghìn nhân viên của Odoo SA.
Điều tôi thích ở đội ngũ Frappe là nguyên tắc thiết kế của họ, Frappe rất chú trọng đến trải nghiệm người dùng, UI/UX liên tục được thiết kế lại, nâng cấp trong những năm qua. Nếu bạn lướt qua các trang web của Frappe, bạn sẽ tìm thấy sự tối giản và tiêu chuẩn cao ở mọi khía cạnh. (Tham khảo: Human and Design, ERPNext V13 redesign).
Frappe là một công ty có nền văn hóa rất dân chủ, nơi các giá trị cốt lõi “minh bạch” và “tự do” được áp dụng trong mọi việc họ làm. Một bằng chứng cụ thể là ý tưởng “mọi người tự lựa chọn mức lương cho riêng mình”, điều này sẽ không thể thực hiện được nếu thực sự không tin tưởng vào nền văn hóa dân chủ. Từ bất ngờ chuyển sang ngưỡng mộ, lựa chọn sử dụng Frappe đối với tôi không chỉ là phần mềm mà còn về công ty và những giá trị họ nắm giữ.
Năm 2018, Kitti (đứng thứ ba từ bên trái) đã tham dự Cuộc gặp gỡ nhà phát triển ở Jakarta và gặp Rushabh Mehta (đứng thứ hai từ bên phải)
(Tham khảo: https://erpnext.com/blog/community/take-erpnext-to-jakarta-and-east-asia )
Lý do 2: ERPNext – 100% Mã nguồn mở
Tôi đã làm việc trong một doanh nghiệp Công nghệ thông tin kể từ khi tốt nghiệp và tập trung vào bán các phần mềm độc quyền. Tuy nhiên, tôi có cảm nhận không tốt về phần mềm mà công ty chúng tôi đang cung cấp. Thường xuyên có xu hướng giải thích và hứa hẹn nhưng cuối cùng lại không thực hiện được những lời hứa với khách hàng.
Cách đây 10 năm, có người đã giới thiệu cho tôi về Adempiere, một hệ thống ERP mã nguồn mở, triết lý và cộng đồng của nó. Mọi thứ hoàn toàn trái ngược với nơi tôi đã từng làm. Sự chân thành, cởi mở và khiêm tốn, Adempiere khuyến khích mọi người bày tỏ ý kiến và phát triển hơn nữa. Sau đó, tôi đã chọn tiếp tục theo đuổi và hỗ trợ Adempiere thay vì quay lại công việc trước đây.
Nhiều phần mềm mã nguồn mở tốt thường bắt đầu với độ mở 100% và thu hút rất nhiều nhà phát triển dày dặn kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau khi đạt được thành công, một số phần mềm này có thể không còn duy trì độ mở nữa và điều này khiến cộng đồng cảm thấy như bị bỏ rơi. Vì vậy, việc mà nguồn mở là một tiêu chí quan trọng đối với tôi.
Bản thân Odoo cũng là nguồn mở 100% khi bắt đầu, cho đến Phiên bản 9, giấy phép đã được đổi từ AGPL (100% Open) thành LGPL (Open Core). Sau đó,một số mô đun chính đã bị xóa khỏi phiên bản dành cho cộng đồng. Chúng ta phải chấp nhận thực tế là Odoo SA dần giảm cường độ duy trì tính mã nguồn mở mà, tập trung nhiều hơn vào tiếp thị, bán hàng.
Tôi sẽ không đánh giá cái nào tốt hơn. Odoo cho đến nay là phần mềm nguồn mở thành công nhất trên thị trường. Việc tiếp thị tốt cũng có tác dụng tốt với các nhà phát triển cũng như đối tác. Nhưng đối với các doanh nghiệp phần mềm hay nhà phát triển như chúng tôi, việc phát triển theo hướng mã nguồn mở vẫn được ưa thích hơn.
Đối với Frappe, họ không thay đổi cam kết về mã nguồn mở trong suốt 10 năm qua mà còn không thỏa hiệp về vấn đề này.
Có một trường hợp khiến tôi rất ấn tượng. Một dịch vụ mang lại tài chính cho Frappe Technologies là Frappe Cloud . Đối với công ty, đây là vũ khí bí mật để tạo doanh thu và sẽ không ai bận tâm nếu họ giữ bí mật này cho riêng mình. Nhưng tại Hội nghị ERPNext 2022 ở Mumbai, nhóm Frappe Cloud do Aditya Hase dẫn đầu đã khiến mọi người ngạc nhiên khi thông báo Frappe Cloud sẽ có nguồn mở. Quyết định này khiến công ty thực sự có nguồn mở 100%, không có sự thỏa hiệp.
Tương lai là không chắc chắn. Nhưng tất nhiên, nếu tôi phải dự đoán một công ty sẽ vẫn sử dụng nguồn mở 100%, tôi sẽ chọn Frappe Technologies.
- Doanh nghiệp Sản xuất nên đọc: Phần mềm quản lý sản xuất ERP – Cánh tay phải đắc lực cho doanh nghiệp sản xuất
Lý do 3: Low Code /No Code
Nếu tôi chỉ phải chọn một lợi thế trong ERPNext so với Odoo, tôi sẽ đưa ra tính năng Low Code / No Code. Low Code / No Code hiện nay là xu hướng và rất nhiều cá nhân/tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này (ví dụ: AppSmith, Retools, Bubble, v.v.), nhưng Frappe là người duy nhất đủ giỏi để tạo ra các hệ thống phức tạp như ERP.
Frappe Framework cho phép người dùng tạo ứng dụng mà không cần viết mã mà bằng cách tạo DocType mới và tùy chỉnh trực tiếp thông qua giao diện người dùng. Điều này tương đương với việc mã hóa Model/View/Action trong Odoo.
Dưới đây, tôi tạo một “Doctype” có tên là “Cash Holder Summary”.
Khi muốn tùy chỉnh chọn menu “Customize”. Người dùng có thể chỉnh sửa ngay lập tức “Data Model – Mô hình dữ liệu” và “View – Chế độ xem”. Sau khi hoàn tất, nhấn nút Cập nhật, người dùng có thể tiếp tục sử dụng ứng dụng.
Bạn cần những quy luật xử lý dữ liệu phức tạp hơn so với những gì một ứng dụng CRUD thông thường có thể cung cấp hay xử lý? Người dùng Frappe có thể viết script trong Low Code cả ở phía máy chủ và phía máy khách giữa nhiều lựa chọn No Code khác nhau.
Ví dụ, đoạn mã script dưới đây được thiết lập để chạy khi tài liệu Expense Claim được cập nhật để xác minh Giá trị cơ sở thuế và hiển thị một thông báo cảnh báo.
Tóm lại, với Frappe Low Code, chúng ta có thể thực hiện hầu hết mọi thứ: Data Modeling, UI/UX, Workflow, Onchange, Computed Fields, Printouts, Reports, Views, Charts, Graphs, Menus. Mọi thứ đều có thể được xuất ra để cài đặt ở một trang web khác.
Trong Odoo, để tạo các mô-đun mới hoặc tùy chỉnh mô-đun hiện có, dù nhỏ đến đâu, bạn sẽ cần một lập trình viên và cần có bước triển khai.
Một số người có thể tranh luận rằng Odoo cũng có một công cụ Low-code gọi là Studio. Thực tế không hẳn là như vậy. Nếu nhìn bề ngoài hoặc dùng demo thì bạn có thể thấy ổn. Tuy nhiên, nếu nó được sử dụng rộng rãi trong một dự án, hãy cẩn thận về các vấn đề trong tương lai. Studio không phải là một công cụ Low Code thực sự và sẽ không bao giờ như vậy. Những người có kinh nghiệm sẽ khuyên bạn tránh xa Studio.
Trong khi Frappe được xây dựng theo cách tiếp cận Low-code kể từ ngày đầu tiên. Đó là cách tự nhiên để xây dựng ứng dụng với Frappe.
Về phát triển tùy chỉnh, những người đã bắt đầu với cả hai hệ thống sẽ nói rằng Frappe Framework dễ học và đơn giản hơn Odoo một chút. Nhưng điều quan trọng hơn cả tính dễ phát triển là tính linh hoạt của mã nguồn ngắn để điều chỉnh hệ thống trực tiếp ngay từ giao diện người dùng, điều này giúp giảm đáng kể chi phí bảo trì.
Nội dung hữu ích: Casestudy – Hành trình từ thất bại với TCS-iON đến triển khai thành công ERPNext của Pranera Services
Lý do 4: Tính nhất quán
Tính nhất quán ở đây có nghĩa là cách thức làm việc, UX/UI được tiêu chuẩn hóa trên toàn hệ thống.
Thực tế, Odoo cũng có tiêu chuẩn về cách làm việc nhưng không nhiều bằng Frappe. Hãy tham khảo ví dụ dưới đây:
Trong Odoo, mỗi tài liệu có thể không giới hạn về Trạng thái và Hành động vì chúng được tạo ra bằng việc lập trình. Ví dụ, một tài liệu RFQ có thể có 4 trạng thái (bao gồm hủy) và có các nút hành động để thay đổi trạng thái này sang trạng thái khác.
Trong khi đó ở Frappe, chỉ cần đặt Doctype là Submittable (không cần lập trình), tài liệu sẽ chỉ có 3 trạng thái: 0-Draft, 1-Submitted và 2-Cancelled, nơi các nút hành động hợp lệ được hiển thị.
Có vẻ như Frappe thiếu tính linh hoạt khi nhìn nhanh vào nó. Tuy nhiên, khi nói đến việc đây là một framework được thiết kế để tạo ra các hệ thống phức tạp như ERP, nó cung cấp cấu hình Workflow cho mỗi Doctype. Trong cấu hình này, bạn linh hoạt thêm bao nhiêu Status và Action mà bạn muốn và không cần phải lập trình. Điều này mang lại khả năng tùy chỉnh cao trong khi vẫn giữ tính đơn giản khi sử dụng.
Việc có một cách làm việc được tiêu chuẩn hóa hơn sẽ giúp hệ thống trở nên đơn giản và có thể dự đoán được, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của toàn bộ hệ thống.
Lý do 5: Các tính năng được xây dựng cẩn thận
Frappe giống như Apple Inc, luôn tập trung vào trải nghiệm của người dùng và chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Tôi xin đưa ra một ví dụ được sử dụng rất nhiều trong ERP, đó là In biểu mẫu.
Trong Odoo, chúng tôi sẽ sử dụng QWeb là các tệp dựa trên XML để tạo biểu mẫu in ra. Có một số lựa chọn thay thế khác như Jasper iReport nhưng chúng đều phức tạp, yêu cầu các bước triển khai.
Hiện tại, Odoo vẫn hoạt động theo cách tương tự, với menu in nhấp chuột để tải xuống bản PDF.
Trong khi ở ERPNext, có Trình tạo biểu mẫu có thể kéo thả và với các thành phần mẫu Html/Jinja tùy chọn.
Nhấp vào nút in trong cửa sổ tài liệu sẽ hiển thị cửa sổ Xem trước bản in đẹp mắt.
- Bạn có thể chọn Định dạng in và ngôn ngữ.
- Toàn trang
- Làm mới trang
- Nút in
Chi phí thấp mang lại lợi thế cho hệ thống mới triển khai, nơi việc điều chỉnh thường chưa kết thúc. Người dùng có thể điều chỉnh thiết kế, nhấn Refresh và xem ngay kết quả.
Một tính năng khác mà tôi yêu thích là Nhập dữ liệu, có cửa sổ dành riêng cho mọi Loại tài liệu.
Một số khả năng nổi bật như:
- Khả năng xử lý các tác vụ hoặc công việc lớn
- Theo dõi quá trình một cách chính xác và biết được mức độ tiến triển trong thời gian thực
- Sử dụng dữ liệu từ Google Trang tính
- Có khả năng lưu trữ tất cả thông tin liên quan đến quá trình nhập dữ liệu (import) ở một vị trí hoặc hồ sơ cụ thể
- Xuất các bản ghi không chính xác để sửa lỗi và nhập lại
Trải nghiệm của tôi cho đến nay, đối với những tính năng tương tự, Frappe dường như được xem xét kỹ lưỡng hơn.
Lý do 6. Bảo mật và Nhật ký kiểm tra
ERPNext có đầy đủ các tính năng bảo mật và truy xuất nguồn gốc mà không cần phải dựa vào tiện ích cộng đồng như Odoo.
Nhật ký kiểm tra và bảo mật là một yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống ERP. Cho dù nó có bao nhiêu chức năng phục vụ kinh doanh thì việc thiếu các tính năng bảo mật tốt là điều không thể chấp nhận được bởi bất kỳ doanh nghiệp nào.
Như thường lệ, tôi muốn trích dẫn một ví dụ cụ thể như quản lý quyền người dùng. Bạn sẽ thấy rằng quyền của mỗi Doctype được mô tả chi tiết hơn so với Odoo, chẳng hạn như In, Chia sẻ, Xuất… Tất cả đều hoàn chỉnh trong một cửa sổ duy nhất.
Trong cửa sổ Người dùng, hiển thị rất nhiều chức năng bảo mật. Một ví dụ mà tôi đặc biệt thích là Hạn chế IP. Nó phù hợp với những tổ chức không muốn nhân viên sử dụng hệ thống từ bên ngoài tổ chức.
Có thể quản lý nhiều loại Nhật ký kiểm tra ở một nơi.
Tất cả các loại nhật ký đều được lưu giữ cẩn thận và dễ hiểu.
Mỗi tài liệu duy nhất giữ mọi lịch sử thay đổi. So sánh dữ liệu cũ và mới.
Và còn nhiều nữa…
Lý do 7. Khả năng mở rộng
Đối với những người đã từng triển khai các hệ thống lớn với Odoo, chắc hẳn đã gặp phải vấn đề về hiệu suất. Vấn đề chính liên quan đến ORM Object Relation Mapping)của Odoo – Một công nghệ cho phép ánh xạ giwuax đối tượng trong mã lập trình và dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.ORM giúp việc viết mã để đọc/ghi dữ liệu trở nên rất dễ dàng, nhưng điều này đồng nghĩa với việc sử dụng các SQL Join lớn. Việc truy vấn SQL phức tạp và tốn nhiều tài nguyên hệ thống.
Khi mới làm quen với ERPNext, tôi phát hiện ra rằng Frappe có một trường String Name và không sử dụng một số nguyên (Integer ID) để làm khóa ngoại trong cơ sở dữ liệu. Thay vào đó, ERPNext sử dụng một trường có kiểu dữ liệu là chuỗi ký tự (String) làm khóa ngoại. Điều này khiến tôi thực sự không thích. Tôi luôn hiểu rằng Chuẩn hóa Cơ sở dữ liệu đòi hỏi một Integer ID và luôn sử dụng SQL Join nếu cần sử dụng Name từ bảng khác.
Ví dụ, trang Đơn đặt hàng mua trong ERPNext, đối với những người hiểu về kỹ thuật, sẽ biết rằng đối với Odoo, nó sẽ sử dụng 5 joins để truy xuất các tên liên quan (Nhà cung cấp, Công ty, Người dùng, Kho, Mặt hàng).”
Nhưng với ERPNext, không cần một SQL Join nào vì thông tin Name được nhìn thấy trong mọi trường được hiển thị trực tiếp từ chính bảng Đơn đặt hàng.
Ví dụ SQL được sử dụng trên ERPNext.
select supplier, company, requested_by from `tabPurchase Order` where name = ‘PO-2023-01150’
Như bạn có thể thấy, ERPNext mở rộng quy mô từ cấp độ cấu trúc dữ liệu, cho dù Odoo có cố gắng đến đâu, tôi tin rằng ERPNext sẽ có khả năng mở rộng cao hơn.
Lý do 8. Nâng cấp miễn phí (và cũng dễ dàng!)
Đối với những người cài đặt Odoo với phiên bản mới nhất có thể không quá lo lắng về các bản nâng cấp trong tương lai. Nhưng đối với những hệ thống đã 10 năm không được nâng cấp thì đó là một rủi ro, vì hệ thống có thể trở nên lỗi thời, không bảo mật và không hiệu quả. Ngoài ra, họ cũng bỏ lỡ một cơ hội lớn để cải thiện và tối ưu hóa hệ thống trong thời gian qua.
Ngoài việc được nâng cấp miễn phí, kiến trúc hệ thống của Frappe còn giúp việc nâng cấp rất dễ dàng. Để nâng cấp, chỉ cần gõ vào dòng lệnh:
- > git pull (update the code to the latest)
- > bench migrate (do upgrade)
Các nhà phát triển Odoo sẽ hiểu rằng Odoo có một kiến trúc được xây dựng theo mô hình mô-đun. Kiến trúc này cho phép Odoo được phân chia thành nhiều mô-đun riêng lẻ mà bạn có thể cài đặt hoặc tùy chỉnh theo nhu cầu. Trong mỗi lần triển khai thành công, có thể có hàng trăm mô-đun được cài đặt. Mỗi mô-đun sẽ có sự phụ thuộc chặt chẽ vào các mô-đun khác. Các bản cập nhật cho một mô-đun sẽ lần lượt ảnh hưởng đến các mô-đun khác, DevOps phải đủ tốt để đảm bảo những thay đổi trong một mô-đun sẽ không ảnh hưởng đến các mô-đun khác.
Hơn nữa, nếu bạn muốn nâng cấp lên phiên bản chính mới, bạn cần mua Giấy phép doanh nghiệp cho tất cả người dùng sau đó gửi cơ sở dữ liệu của bạn tới Odoo SA để nâng cấp cơ sở dữ liệu của bạn.
Quay lại với Frappe Framework, kiến trúc hệ thống không giống như Odoo. Bạn có thể cài đặt thêm ứng dụng hoặc viết ứng dụng tùy chỉnh của riêng mình nhưng chúng không bị phân mảnh và phụ thuộc chặt chẽ vào người khác như trong trường hợp của Odoo.
Odoo nổi tiếng với việc thay đổi cấu trúc dữ liệu trong các phiên bản chính mới mà không tham khảo ý kiến cộng đồng, dẫn đến việc nhà phát triển phải làm thêm việc để khắc phục các mô-đun của họ. Ví dụ mới nhất là Analytic Tag being Removed in Version 16.
Nhóm ERPNext hiếm khi thay đổi cấu trúc của hệ thống hoặc nếu có thay đổi thì họ sẽ tham khảo ý kiến chặt chẽ với cộng đồng nhà phát triển của mình.
Do nhiều lý do nêu trên, các ứng dụng bổ sung trên ERPNext có xu hướng hoạt động trong các phiên bản chính mới mà không cần cải tiến nhiều như trong Odoo và việc nâng cấp sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều.
Tôi sử dụng Frappe Cloud, đây là dịch vụ lưu trữ dành riêng cho ERPNext. Quá trình nâng cấp cũng rất dễ dàng. Khi hệ thống trên đám mây cảnh báo rằng mã nguồn cần được cập nhật, chỉ cần nhấn nút Cập nhật Ngay, và đó là tất cả.”
Frappe Cloud là một trong những dịch vụ yêu thích của tôi. Nó dễ sử dụng và có giá rất hợp lý so với Odoo.sh. Tôi đã chạy 6 trang web và chưa bao giờ gặp sự cố nào khi cập nhật hệ thống.
Lý do 9. Phù hợp với nhu cầu “cá nhân hóa”
Từ kinh nghiệm sử dụng hệ thống, tôi thấy ERPNext có các tính năng phù hợp hơn với nhu cầu địa phương của chúng tôi (Thái Lan). Đây là quan điểm cá nhân của tôi ở một mức độ nào đó. Làm việc với Odoo trong một thời gian dài, tôi luôn cảm thấy rằng Odoo không có chức năng đáp ứng nhu cầu của chúng tôi, chúng tôi phải luôn dựa vào các mô-đun cộng đồng để đáp ứng yêu cầu cơ bản của đất nước chúng tôi, chẳng hạn:
- Odoo không có Employee Advance / Expense Clearing, chỉ có Expense Claim, nhưng ERPNext thì có.
- Odoo Payroll không phù hợp với thực tế của Thái Lan nhưng ERP lại có thể làm được
- Odoo không hỗ trợ có khoản vay dành cho nhân viên để nhân viên vay tiền phúc lợi, nhưng ERPNext thì có.
- Odoo không hỗ trợ Employee Loan – Khoản vay dành cho nhân viên như một phần của phúc lợi, nhưng ERPNext có.
- Odoo không có chiết khấu nhiều tầng và chiết khấu thanh toán, nhưng ERPNext thì có.
- …
Khái niệm ERPNext dường như thiên về khu vực châu Á nhiều hơn, nơi việc kinh doanh thường phức hơn các nước phương Tây.
Lý do 10. Frappeverse
Frappe Framework đã đạt đến điểm rất ổn định. Đội ngũ Frappe có thể phát hành sản phẩm mới nhanh hơn nhiều với chi phí thấp hơn. Sự xuất hiện của Frappe Cloud giúp tăng doanh thu và cho phép nhóm tung ra nhiều sản phẩm đa dạng hơn ngoài ERPNext, họ gọi chúng là Frappeverse .
Frappeverse bao gồm nhiều loại sản phẩm, tất cả đều dựa trên Frappe Framework, mỗi nhóm sản phẩm có công nghệ và thị trường riêng, trong đó ERPNext vẫn là sản phẩm chủ lực của Frappe.
Frappeverse cũng là nguồn mở 100%, một số trong đó cũng có sẵn trong SASS:
- Frappe Framework – For Low Code Development
- ERPNext – ERP / CRM / SCM
- Frappe HR – HRMS such as Payroll, Employee Selfservice, Loan, Leave, Attendance
- Frappe Insight – Business Intelligence & Visualizatoin
- Frappe Books – Offline accounting software
- Gameplan – Enterprise Communication and Collaboration Software
- Frappe Desk – Helpdesk System
- Frappe LMS – Learning Management System
- Frappe Healthcare – Healthcare Management System
- Frappe Wiki – Create wiki documentation.
- Frappe Drive – Manage Documents and Files
Trước đây người ta chỉ biết đến ERPNext chứ không biết đến Frappe Framework. Với sự hiện diện của Frappeverse, Frappe Technology đã thoát khỏi sự cạnh tranh chỉ riêng trên thị trường ERP. Sự hiện diện của các thị trường bổ sung sẽ củng cố đội ngũ Frappe. Đối với những người chọn hệ sinh thái Frappe cũng có được nhiều ứng dụng phần mềm hơn để triển khai. Và tất nhiên tất cả đều là nguồn mở 100%.
Kết luận
Bất kỳ ai đã đọc cho đến đây và quan tâm đến Frappe/ERPNext, tôi nghĩ bây giờ là thời điểm tốt để bắt đầu. Mặc dù ERPNext ít được chào đón hơn so với Odoo trên thị trường, nhưng nó có khả năng và giá trị riêng.
Đối với tôi cả hai đều là phần mềm kinh doanh rất tốt. Bài viết này không có nghĩa là Odoo là một lựa chọn kém thú vị mà điều này phụ thuộc vào yêu cầu và mục tiêu lựa chọn của bạn. Khi hiểu rõ cả 2 giải pháp này, doanh nghiệp có thể tận dụng sự khác biệt để có lựa chọn hợp lý, tùy tình huống.