Bài viết: Giá xăng dầu, tỷ giá USD và M&A 2025: “Tam giác” thách thức và cơ hội tái định hình chiến lược cho doanh nghiệp phân phối

Năm 2025 được dự báo sẽ là một năm đầy thử thách nhưng cũng không kém phần sôi động đối với cộng đồng doanh nghiệp phân phối Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ tập trung phân tích ba “gọng kìm” chính có khả năng chi phối mạnh mẽ hoạt động của ngành: biến động khó lường của giá xăng dầu, áp lực từ tỷ giá USD, và sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thương vụ M&A và các chiến lược cho doanh nghiệp phân phối. Tuy nhiên, đằng sau những thách thức này là những cơ hội để doanh nghiệp tái cấu trúc, đổi mới và bứt phá. 

Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những yếu tố này và đề xuất các giải pháp, đặc biệt là vai trò của các công cụ công nghệ như ERPNext và DMS, để giúp doanh nghiệp phân phối vững vàng tiến lên trong bối cảnh mới.

Bài viết này được tổng hợp từ các nguồn tin uy tín, bao gồm:

  • Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài Chính
  • Znews.vn  – Tạp chí điện tử Tri thức
  • Vneconomy.vn – Báo điện tử Kinh tế Việt Nam
  • QDND.vn – Báo Quân đội Nhân dân
  • PwC (PricewaterhouseCoopers) – một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (Big Four).
  • KPMG (KPMG International Cooperative) – một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

I.  Giá xăng dầu tăng trở lại – Doanh nghiệp phân phối cần chuẩn bị gì cho quý II/2025?

1. Vì sao giá xăng dầu trong nước tăng?

Giá xăng dầu tăng 2025 - chiến lược cho doanh nghiệp phân phối là gì?

Nguồn ảnh: Vietnamnet.vn

Ngày 20/3/2025, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh theo thị trường thế giới. Trong lần điều chỉnh này, Liên Bộ Công Thương – Tài chính không trích lập và không sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cho các mặt hàng xăng E5RON92, RON95, dầu diesel, dầu hỏa và dầu mazut.

  • Xăng E5 RON 92: tăng 414 đồng/lít, lên mức 19.695 đồng/lít.​
  • Xăng RON 95-III: tăng 438 đồng/lít, lên mức 20.087 đồng/lít.​
  • Dầu diesel 0.05S: giảm 5 đồng/lít, xuống còn 17.893 đồng/lít.​
  • Dầu hỏa: tăng 28 đồng/lít, ở mức 18.118 đồng/lít.​
  • Dầu mazut 180CST 3.5S:giảm 40 đồng/kg, xuống còn 16.955 đồng/kg.​

Việc điều chỉnh giá xăng dầu tại Việt Nam trong ngày 20/3 vừa qua không chỉ phản ánh tình hình cung – cầu nội địa, mà còn chịu tác động sâu sắc từ các yếu tố địa chính trị và chiến lược sản xuất toàn cầu.

Giá dầu thế giới đang biến động theo hướng khó dự báo, chịu ảnh hưởng đồng thời bởi kỳ vọng giảm căng thẳng chính trị và chính sách kiểm soát sản lượng từ OPEC+. Cụ thể: 

a. Đàm phán ngừng bắn Nga – Ukraine: Kỳ vọng giảm áp lực giá dầu

Sáng 24/3, giá dầu thế giới ghi nhận sự ổn định: dầu Brent đạt 72,08 USD/thùng, còn WTI ở mức 68,23 USD/thùng. Thị trường đang “nín thở” theo dõi tiến triển các cuộc đàm phán ngừng bắn tại Biển Đen và khả năng Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với dầu Nga – điều này tạo lực kéo nhẹ làm dịu kỳ vọng tăng giá trong ngắn hạn.

b. OPEC+ tiếp tục kiểm soát sản lượng – nguồn cung bị siết chặt kéo dài đến 2026

OPEC+ vừa công bố kế hoạch cắt giảm sản lượng mới cho 7 quốc gia thành viên – từ 189.000 đến 435.000 thùng/ngày – kéo dài đến tháng 6/2026. Đây là động thái củng cố chính sách siết cung vốn đã được OPEC+ áp dụng từ năm 2022, nhằm giữ giá dầu ở mức ổn định và có lợi cho các nước xuất khẩu.

Tuy nhiên, từ tháng 4 tới, OPEC+ cũng sẽ cho phép 8 quốc gia bắt đầu tăng nhẹ sản lượng (138.000 thùng/ngày), được trích từ mức giảm 5,85 triệu thùng/ngày đã cam kết trước đó – tương đương 5,7% tổng nguồn cung dầu toàn cầu. Điều này khiến thị trường diễn biến trái chiều: vừa có yếu tố kéo giá lên, vừa có yếu tố làm dịu đà tăng.

c. Sản lượng dầu từ Kazakhstan và Mỹ tăng trở lại

Kazakhstan đã ghi nhận mức sản lượng kỷ lục trong tháng 3 nhờ mở rộng mỏ khai thác, vượt hạn ngạch OPEC+. Đồng thời, Mỹ cũng vừa bổ sung giàn khoan dầu & khí tự nhiên lần đầu tiên sau 3 tuần – cho thấy nguồn cung tại Bắc Mỹ có xu hướng phục hồi, phần nào cân bằng lại thị trường.

Tóm lại, trong khi kỳ vọng hòa bình tại Ukraine và việc Mỹ có thể nới lỏng lệnh trừng phạt tạo áp lực hạ nhiệt giá dầu, thì chính sách sản lượng mới từ OPEC+ và đà phục hồi tại Kazakhstan – Mỹ lại tạo thế giữ giá ở mức cao và ổn định. Những diễn biến này chính là nền tảng cho quyết định điều chỉnh giá xăng dầu trong nước thời điểm này – và sẽ tiếp tục là yếu tố cần theo dõi sát trong quý II/2025.

2. Tác động của biến động giá xăng dầu đến doanh nghiệp phân phối

Trong bối cảnh giá xăng dầu liên tục điều chỉnh trong quý I/2025, các doanh nghiệp phân phối – đặc biệt là nhóm có hoạt động logistics nội địa – đang chịu ảnh hưởng rõ rệt ở nhiều khía cạnh vận hành và tài chính.

a. Chi phí vận tải tăng – Lợi nhuận bị “bào mòn”

Theo số liệu từ DNSE và KBSV Research, chi phí nhiên liệu hiện chiếm từ 30–45% tổng chi phí vận tải của doanh nghiệp Việt Nam. Khi giá dầu Brent duy trì quanh mức 75 USD/thùng, chi phí nhiên liệu trong quý I/2025 đã tăng từ 8–12% so với cùng kỳ năm ngoái, đẩy tổng chi phí logistics tăng theo. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp vận tải có thể buộc phải tăng giá cước, điều này có thể ảnh hưởng đến giá hàng hóa và dịch vụ khác trên thị trường.

Đối với doanh nghiệp phân phối có hoạt động giao nhận liên tỉnh, hoặc làm chủ đội xe tải lớn, sự gia tăng chi phí nhiên liệu nhanh chóng chuyển thành áp lực lên biên lợi nhuận vận hành – đặc biệt trong bối cảnh chi phí lao động và vận hành kho cũng đang tăng.

b. Giá thành sản phẩm tăng – Khó giữ chân đại lý & người tiêu dùng

Chi phí vận tải tăng không chỉ ảnh hưởng đến nội bộ doanh nghiệp, mà còn làm tăng giá thành sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, khả năng điều chỉnh giá bán hiện nay lại bị giới hạn bởi:

  • Sức mua vẫn còn yếu do tác động của lạm phát kéo dài từ 2023–2024.
  • Các hệ thống bán lẻ lớn (MT) và kênh phân phối truyền thống (GT) không dễ chấp nhận điều chỉnh giá liên tục.
  • Người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm hơn về chi phí vận chuyển và giá bán cuối.

Hệ quả là, doanh nghiệp đứng giữa “áp lực chi phí tăng” và “rào cản tăng giá”, khiến cho phần lợi nhuận gộp vốn đã mỏng ngày càng thu hẹp.

c. Nguy cơ mất kiểm soát chi phí vận hành & vòng quay tồn kho

Trong bối cảnh chi phí vận tải biến động, nhiều doanh nghiệp phân phối đang đối mặt với hệ lụy lan tỏa đến toàn bộ chuỗi vận hành. Ghi nhận trong quý I/2025 cho thấy:

  • Chi phí giao hàng trên mỗi đơn tăng trung bình 6–9%, đặc biệt rõ ở các tuyến tỉnh xa trung tâm phân phối
  • Tình trạng hàng cận date gia tăng tại các khu vực xa kho chính, do doanh nghiệp chủ động giãn lịch giao hàng nhằm tiết chế chi phí nhiên liệu
  • Vòng quay tồn kho chậm rõ rệt ở các ngành hàng không thiết yếu như vật tư tiêu hao, thiết bị hỗ trợ, nhóm hàng tiêu dùng không nằm trong top ưu tiên mua sắm

Chuỗi ảnh hưởng này khiến doanh nghiệp khó kiểm soát được chi phí vận hành thực tế, đồng thời tạo áp lực lên dòng tiền lưu động, kéo theo việc trì hoãn các kế hoạch tái đầu tư, mở rộng hàng hóa hoặc khai phá thị trường mới.

Nếu không kịp thời tái cấu trúc chính sách vận hành – từ lộ trình giao hàng, chiết khấu theo vùng, cho đến quy trình kiểm soát tồn kho – doanh nghiệp có nguy cơ mất tính linh hoạt trong toàn bộ hệ thống phân phối.

3. Chiến lược ứng phó cho doanh nghiệp phân phối

Trong bối cảnh giá nhiên liệu liên tục biến động như hiện nay, việc ứng phó hiệu quả không chỉ dừng lại ở cắt giảm chi phí tạm thời, mà cần đi xa hơn: xây dựng một chiến lược vận hành linh hoạt – phản ứng nhanh – kiểm soát sâu, từ tuyến giao hàng đến cấu trúc chi phí và chính sách giá theo địa bàn.

Dưới đây là 4 nhóm chiến lược trọng yếu mà doanh nghiệp phân phối nên cân nhắc triển khai ngay từ quý II/2025:

a. Tối ưu hóa lộ trình vận chuyển bằng công nghệ

Ứng dụng các công cụ phân tích dữ liệu tuyến đường, GPS tracking, và lập lịch giao hàng tự động, giúp rút ngắn quãng đường và giảm lặp tuyến.

Quote: Sử dụng giải pháp chuyển đổi số ERPNext tích hợp MobiWork DMS để đồng bộ tuyến – đơn – tồn kho – chiết khấu theo thời gian thực, tránh giao trùng hoặc chồng tuyến.

b. Đàm phán lại hợp đồng logistics & chính sách chia sẻ rủi ro

  • Xây dựng lại mô hình chi phí vận tải theo hướng linh hoạt, gắn giá cước theo chỉ số giá nhiên liệu (Fuel Index) – giúp doanh nghiệp và đối tác vận tải chia sẻ biến động chi phí thay vì đơn phương gánh chịu.
  • Đàm phán với nhà cung cấp và khách hàng lớn về “phụ phí nhiên liệu linh hoạt (Fuel Surcharge)” – một cơ chế phổ biến trên thế giới nhưng còn mới ở Việt Nam.

c. Kiểm soát tồn kho theo chi phí vận chuyển thực tế

– Phân tích tồn kho không thể chỉ dừng lại ở Phân tích ABC/XYZ

Trong nhiều năm, doanh nghiệp phân phối thường phân loại hàng hóa theo mô hình ABC (dựa vào doanh thu) hoặc XYZ (dựa vào biến động nhu cầu). Tuy nhiên, mô hình này không còn đủ sức phản ánh hiệu quả tài chính thực tế nếu tách rời khỏi chi phí vận chuyển.

Trong giai đoạn chi phí nhiên liệu leo thang, việc nhập – tồn – phân phối từng SKU cần được cân nhắc kỹ hơn theo tiêu chí mới: chi phí giao hàng theo địa bàn và vòng quay hàng hóa thực tế.

Điểm mấu chốt là doanh nghiệp phải có dữ liệu vận chuyển đủ chi tiết để đưa ra quyết định tồn kho chính xác – điều mà các hệ thống ERP truyền thống hiếm khi làm được. Với nền tảng ERPNext tích hợp DMS, các báo cáo tồn kho theo vùng, theo tuyến giao hàng, kết hợp với chi phí thực tế trên mỗi đơn hàng có thể được trích xuất ngay lập tức, hỗ trợ đội ngũ vận hành đưa ra quyết định nhập – giữ – phân phối dựa trên tổng chi phí sở hữu (TCO) thay vì đơn thuần là giá mua.

– Tối ưu cấu trúc tồn kho bằng mô hình Hub và VMI

Song song với việc phân tích tồn kho theo chi phí vận chuyển, các doanh nghiệp phân phối cũng cần tái cấu trúc mô hình lưu kho để thích ứng linh hoạt hơn.

Hai mô hình điển hình được khuyến nghị:

  • VMI – Vendor Managed Inventory: Doanh nghiệp chuyển giao trách nhiệm quản lý một phần tồn kho cho nhà cung cấp. Hàng hóa chỉ được “xuống kho” khi có tín hiệu bán thực tế. Đây là cách giúp giảm tồn kho cục bộ, đặc biệt phù hợp với các nhóm hàng có chu kỳ bán không đều và chi phí giao hàng cao.
  • Hub & Spoke Logistics: Tạo các điểm trung chuyển hàng hóa (hub) gần thị trường tiêu thụ, sau đó phân phối hàng theo nhánh (spoke) đến các điểm bán. Điều này giúp giảm quãng đường vận chuyển cuối cùng – vốn thường tốn kém nhất trong chuỗi phân phối – đồng thời dễ gom đơn, tối ưu lượt xe và chi phí nhiên liệu.

Với ERPNext, doanh nghiệp có thể cấu hình mỗi hub là một kho riêng, theo dõi tồn kho – luân chuyển – hiệu suất bán theo khu vực, từ đó dễ dàng lập kế hoạch phân phối theo vùng chi phí thấp và điều chỉnh chiến lược tồn kho sát với biến động thị trường thực tế.

d. Rà soát toàn diện chính sách chiết khấu & giá bán theo khu vực

Trong mô hình phân phối đa kênh, đa khu vực, chính sách chiết khấu và giá bán theo địa bàn vốn là công cụ điều tiết tăng trưởng. Tuy nhiên, khi chi phí vận chuyển leo thang – đặc biệt do biến động giá xăng dầu – những chính sách này cần được rà soát lại toàn diện, nếu không muốn lợi nhuận âm thầm bị “ăn mòn”.

Một thực tế thường thấy là: các khu vực xa trung tâm thường được áp dụng mức chiết khấu cao hơn để kích cầu. Nhưng chính những điểm bán này lại chịu chi phí giao hàng cao nhất. Khi xăng dầu tăng giá, chi phí vận chuyển có thể vượt cả biên lợi nhuận gộp, khiến doanh nghiệp rơi vào trạng thái bán ra nhiều nhưng càng bán càng lỗ.

Giải pháp là thiết lập lại vùng chiết khấu dựa trên dữ liệu kép: mức tiêu thụ + chi phí vận chuyển thực tế. Kết hợp hai yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp xác định rõ khu vực nào nên đẩy mạnh hỗ trợ, khu vực nào cần giữ ổn định, và điểm bán nào nên điều chỉnh cách tiếp cận.

 “Với giải pháp ERPNext tích hợp DMS được MBW Digital phát triển, doanh nghiệp phân phối có thể dễ dàng theo dõi các chỉ số như: chiết khấu trung bình theo vùng, chi phí giao hàng trên mỗi đơn, lợi nhuận gộp thực tế trên từng SKU – theo tuyến và địa bàn. Tất cả được hiển thị trực quan dưới dạng dashboard, hỗ trợ ban lãnh đạo đưa ra quyết định chính xác theo dữ liệu thực.”

“Việc kết nối trực tiếp giữa dữ liệu bán hàng, vận chuyển và kế toán giúp các chính sách chiết khấu không còn là cảm tính, mà trở thành công cụ điều tiết lợi nhuận hiệu quả – đặc biệt trong giai đoạn thị trường nhiều biến động.”

II.  Tỷ giá USD: Nguy cơ tiềm ẩn hay đòn bẩy xuất nhập khẩu?

Việc Tổng thống Donald Trump tái đắc cử có thể dẫn đến những biến động trong chính sách kinh tế của Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến tỷ giá USD. VinaCapital đã dự báo rằng tỷ giá VND có thể sẽ suy yếu khoảng 3% trong năm 2025. ​

1. Biến động tỷ giá USD trong năm 2025

Bối cảnh cuối năm 2024

Năm 2024 khép lại với tỷ giá USD/VND đạt mức cao kỷ lục 25.485 đồng/USD. Mặc dù ghi nhận mức giảm khoảng 5% so với đầu năm, con số này vẫn phản ánh một năm đầy biến động của đồng USD, chịu tác động từ các chính sách tài chính, thuế quan và lãi suất của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Mức tỷ giá cao này đã tạo ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp nhập khẩu, đặc biệt trong việc duy trì chi phí ổn định khi giá nhập khẩu hàng hóa bị đẩy lên do sự mạnh lên của đồng USD. (Nguồn: Znews.vn)

Diễn biến quý I/2025

Bước sang quý I/2025, Ngân hàng UOB đã đưa ra dự báo tỷ giá USD/VND sẽ dao động trong khoảng 25.500 – 25.800 đồng/USD. Dự báo này cho thấy xu hướng tỷ giá duy trì ở mức cao, tiếp tục tạo áp lực lên các doanh nghiệp nhập khẩu trong việc quản lý chi phí đầu vào. (Nguồn: Vneconomy.vn)

Tình hình ngày 26/03/2025

Tính đến ngày 26/03/2025, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm ở mức 24.847 đồng/USD. Mức này thấp hơn so với dự báo trước đó, cho thấy có sự điều chỉnh nhẹ. Tuy nhiên, nếu so sánh với mức ổn định của những năm trước, tỷ giá USD/VND hiện tại vẫn đang ở mức cao đáng kể. Điều này có thể tạo ra một môi trường kinh doanh không mấy ổn định cho các doanh nghiệp phân phối phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu. (Nguồn: QDND.vn)

Nhìn chung, từ cuối năm 2024 đến thời điểm hiện tại của quý I/2025, tỷ giá USD/VND vẫn duy trì ở mức cao, dù đã có sự điều chỉnh nhẹ so với dự báo ban đầu. Diễn biến này tiếp tục đặt ra bài toán về quản lý chi phí và ổn định giá cả cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu lớn. Các yếu tố kinh tế toàn cầu và chính sách điều hành trong nước sẽ tiếp tục là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến biến động tỷ giá trong thời gian tới.

2. Tác động đến doanh nghiệp phân phối

  • Chi phí nhập khẩu tăng: Biến động tỷ giá USD tạo ra một áp lực lớn đối với các doanh nghiệp phân phối, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia sử dụng USD. Khi tỷ giá USD tăng, giá trị hàng nhập khẩu tính bằng VND sẽ cao hơn, điều này làm tăng chi phí đầu vào. Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc giá bán sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và lợi nhuận.
  • Chiến lược đàm phán hợp đồng: Trong môi trường tỷ giá biến động mạnh, doanh nghiệp phân phối cần phải có chiến lược đàm phán hợp đồng tốt hơn với các nhà cung cấp quốc tế để bảo vệ mình khỏi những biến động này. Các hợp đồng dài hạn hoặc ký kết với tỷ giá cố định có thể giúp giảm thiểu sự tác động của tỷ giá trong ngắn hạn.
  • Sự tăng trưởng chậm lại trong xuất khẩu: Nếu doanh nghiệp phân phối có hoạt động xuất khẩu, tỷ giá USD mạnh có thể mang lại lợi ích ngắn hạn, làm cho sản phẩm Việt Nam rẻ hơn khi được bán vào các thị trường sử dụng USD. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải kiểm soát tốt chi phí đầu vào để không bị giảm biên lợi nhuận.
  • Cải thiện hiệu quả tài chính: Những doanh nghiệp có lượng nợ ngoại tệ sẽ gặp khó khăn khi tỷ giá USD/VND tăng lên, vì giá trị nợ của họ khi quy đổi ra VND sẽ tăng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần có kế hoạch phòng ngừa rủi ro tỷ giá để bảo vệ lợi nhuận.

3. Chiến lược ứng phó dành cho doanh nghiệp Phân phối

a. Tăng cường đàm phán với nhà cung cấp quốc tế

Đàm phán điều kiện thanh toán linh hoạt: Doanh nghiệp nên thương lượng với các nhà cung cấp quốc tế để có thể điều chỉnh thời gian thanh toán hoặc linh hoạt với tỷ giá, thay vì thanh toán ngay khi nhận hàng. Điều này giúp doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và theo dõi sự biến động của tỷ giá.

Thương thảo giá tốt hơn: Khi tỷ giá USD mạnh lên, doanh nghiệp có thể tận dụng việc điều chỉnh giá nhập khẩu theo tỷ giá để đàm phán mức giá ưu đãi với đối tác nước ngoài.

b. Tăng cường chiến lược quản lý chi phí

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Doanh nghiệp phân phối có thể tìm kiếm các nguồn cung cấp hàng hóa thay thế với chi phí thấp hơn hoặc từ các thị trường có tỷ giá thuận lợi hơn. Điều này giúp giảm bớt áp lực từ sự thay đổi tỷ giá.

Tăng cường hiệu quả vận hành: Cải tiến quy trình sản xuất và phân phối, giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa nguồn lực sẽ giúp giảm chi phí đầu vào và bảo vệ biên lợi nhuận trong điều kiện tỷ giá biến động mạnh.

MBW Digital cung cấp giải pháp tích hợp ERPNext + DMS giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ quy trình từ kho đến giao hàng, tự động hóa quy trình và giảm thiểu sai sót, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí vận hành.

c. Quản lý và điều chỉnh giá bán

Điều chỉnh giá bán linh hoạt: Khi tỷ giá tăng, doanh nghiệp phân phối có thể xem xét việc điều chỉnh giá bán sản phẩm để bù đắp chi phí nhập khẩu tăng lên. Tuy nhiên, điều này cần thực hiện một cách thận trọng để tránh ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng.

Tạo ra các chiến lược giá linh hoạt: Cung cấp các chính sách giảm giá hoặc khuyến mãi nhằm duy trì sự cạnh tranh trong bối cảnh giá cả biến động. Đồng thời, áp dụng các chiến lược giá phân khúc để bảo vệ các dòng sản phẩm cao cấp khỏi sự ảnh hưởng của tỷ giá.

d. Tăng cường quản lý dòng tiền

Dự báo và quản lý dòng tiền: Doanh nghiệp cần xây dựng các kế hoạch tài chính dài hạn và dự báo chính xác dòng tiền trong bối cảnh tỷ giá biến động. Việc theo dõi sát sao dòng tiền giúp doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp, đồng thời đảm bảo rằng họ có đủ thanh khoản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính.

Tăng cường quản lý nợ ngoại tệ: Đối với các doanh nghiệp có khoản nợ ngoại tệ, cần kiểm soát tốt tỷ giá và tái cơ cấu nợ nếu cần thiết để giảm thiểu sự gia tăng chi phí do tỷ giá thay đổi.

e. Đổi mới và nâng cao giá trị sản phẩm

Tạo ra sự khác biệt về sản phẩm: Trong khi đối mặt với sự gia tăng chi phí nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tìm cách tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn hoặc gia tăng dịch vụ đi kèm để tăng sức cạnh tranh mà không chỉ dựa vào giá cả.

Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Tận dụng công nghệ để cải thiện các quy trình kinh doanh, từ quản lý kho đến tự động hóa trong vận hành. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể.

f. Đa dạng hóa thị trường và sản phẩm

Khám phá các thị trường xuất khẩu mới: Nếu tỷ giá USD tăng cao, các doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động sang các thị trường khác, đặc biệt là các quốc gia có tỷ giá ổn định hơn hoặc dễ dàng tiếp cận thị trường với chi phí thấp hơn.

Tạo sự đa dạng về sản phẩm: Đa dạng hóa nguồn cung và sản phẩm để không quá phụ thuộc vào một nguồn nhập khẩu duy nhất giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ lợi ích kinh doanh lâu dài.

III. Thị trường M&A nở hoa tại Việt Nam năm 2025

 Giá trị giao dịch M&A Việt Nam từ năm 2021 đến nay. Nguồn: KPMG Việt Nam

1. Tình hình chung của thị trường M&A Việt Nam 2024 & 2025

  • Theo báo cáo của KPMG, trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị giao dịch M&A tại Việt Nam đạt khoảng 3,2 tỷ USD, tăng 45,9% so với cùng kỳ năm trước.
  • Các lĩnh vực thu hút nhiều giao dịch nhất bao gồm bất động sản (53%), công nghiệp (21%) và tiêu dùng thiết yếu (14%). ​

Một số thương vụ tiêu biểu

Vingroup:

  • Tháng 3/2024, Vingroup đã bán 100% cổ phần tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI, đơn vị sở hữu trên 99% vốn của Vincom Retail (VRE), với tổng giá trị khoảng 1,54 tỷ USD. ​
  • Trong tháng 3 và tháng 6/2024, Vingroup chuyển nhượng 70,77% cổ phần tại Công ty SDI, thu về 27.654 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,2 tỷ USD, với lợi nhuận 15.537 tỷ đồng, đạt tỷ suất lợi nhuận 56%. ​

Masan Group:

  • Masan High-Tech Materials đã bán 100% cổ phần tại HCStarck Holding cho Mitsubishi Materials Corporation của Nhật Bản với giá trị 134,5 triệu USD. 
  • Masan Group cũng đầu tư vào lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu, với việc Bain Capital đầu tư 255 triệu USD và mua lại cổ phần trị giá 200 triệu USD tại VinCommerce từ SK South-East Asia Investment. 

Xu hướng M&A toàn cầu 2025

Theo Báo cáo “Xu hướng M&A Toàn cầu của PwC: Triển vọng năm 2025” thị trường M&A năm 2025 sẽ tiếp tục sôi động, đặc biệt với các thương vụ lớn. Khối lượng giao dịch trị giá trên 1 tỷ USD đã tăng 17% trong năm 2024. Tuy nhiên, số lượng thương vụ vừa và nhỏ giảm do ảnh hưởng của bất ổn kinh tế, như lạm phát và lãi suất cao. Các thương vụ “megadeals” (siêu lớn) tăng mạnh 18%, với tổng giá trị vượt 5 tỷ USD.

Các yếu tố chính chi phối M&A năm 2025:

  • Ảnh hưởng địa chính trị và “hiệu ứng Trump”: Các cuộc bầu cử và thay đổi chính sách tại Mỹ, đặc biệt dưới chính quyền Trump, có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường M&A toàn cầu.
  • Lãi suất dài hạn: Việc tăng lãi suất trở lại có thể gây sự không chắc chắn đối với các giao dịch M&A.
  • Định giá cao: Định giá cổ phiếu ở mức cao có thể thúc đẩy các giao dịch xuyên biên giới, đặc biệt khi đồng đô la Mỹ mạnh.

Lĩnh vực tiềm năng cho M&A tại Việt Nam 2025:

  • Y tế: M&A trong ngành y tế Việt Nam sẽ sôi động, với nhu cầu cao về dịch vụ y tế chất lượng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu. Các bệnh viện tư nhân và cơ sở y tế chuyên khoa, đặc biệt trong nhãn khoa và ung thư, sẽ là mục tiêu của các thương vụ.
  • Giáo dục: Ngành giáo dục tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong công nghệ giáo dục (EdTech). Chính sách khuyến khích đầu tư vào giáo dục đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các thương vụ M&A.

Đọc thêm: Báo cáo thị trường ngành phân phối: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho năm 2025?

2. Tác động của thị trường M&A đến doanh nghiệp phân phối tại Việt Nam

Sự thay đổi trong cơ cấu thị trường

Khi các công ty lớn tham gia vào các thương vụ M&A, chúng ta chứng kiến sự tái cấu trúc và thay đổi chiến lược của nhiều doanh nghiệp phân phối. Các thương vụ như Vingroup bán Vincom Retail cho thấy sự chuyển đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực bán lẻ và phân phối. Các công ty lớn có thể tìm cách mở rộng thị phần hoặc tối ưu hóa chi phí thông qua sáp nhập, từ đó tạo ra sự cạnh tranh gia tăng và áp lực lên các doanh nghiệp nhỏ hơn trong ngành phân phối.

Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp phân phối

 M&A tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp phân phối được sáp nhập vào các tập đoàn lớn, giúp mở rộng quy mô và nguồn lực. Tuy nhiên, điều này cũng khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức lớn trong việc cạnh tranh với các đối thủ lớn đã được củng cố về tài chính và thị trường. Thương vụ M&A lớn trong ngành tiêu dùng thiết yếu, như của Masan Group, cho thấy sự tập trung vào lĩnh vực phân phối hàng hóa thiết yếu và các mô hình bán lẻ, điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phân phối nhỏ hơn.

3. Doanh nghiệp phân phối nên chuẩn bị cách ứng phó như thế nào với xu hướng M&A 2025?

Với xu hướng M&A sôi động và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025, doanh nghiệp phân phối cần phải có chiến lược ứng phó phù hợp để tối đa hóa cơ hội và giảm thiểu rủi ro.

  • Tăng cường đầu tư vào công nghệ và chuyển đổi số: Để duy trì sức cạnh tranh, doanh nghiệp phân phối cần đầu tư vào công nghệ để tối ưu hóa chuỗi cung ứng và quản lý kho hàng. Việc áp dụng các giải pháp công nghệ như ERPNext và DMS giúp tự động hóa quy trình, giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành, qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thị trường M&A thay đổi nhanh chóng.
  • Định vị lại chiến lược kinh doanh: Doanh nghiệp phân phối cần phải nhìn nhận lại chiến lược phát triển và các cơ hội mở rộng thông qua các thương vụ M&A. Việc xem xét các cơ hội hợp tác chiến lược với các đối tác lớn hoặc tìm kiếm cơ hội gia nhập các liên minh chiến lược có thể là cách để các doanh nghiệp phân phối giữ vững vị thế trên thị trường. Điều này cũng giúp doanh nghiệp xây dựng những mối quan hệ hợp tác lâu dài, giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào thị trường M&A sôi động.

Với sự sôi động của thị trường M&A và xu hướng chuyển dịch lớn trong các lĩnh vực tiềm năng như y tếgiáo dục, doanh nghiệp phân phối cần phải chuẩn bị sẵn sàng và linh hoạt trong việc tìm kiếm các cơ hội phát triển mới để bắt kịp xu hướng và duy trì sức mạnh cạnh tranh trong năm 2025.

IV. Kết luận

Doanh nghiệp phân phối Việt Nam trong năm 2025 phải đối mặt với “Chiến lược cho doanh nghiệp phân phốithách thức kép” từ biến động chi phí (xăng dầu, tỷ giá) và áp lực cạnh tranh gia tăng từ thị trường M&A. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tái định hình chiến lược kinh doanh. Việc ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa vận hành là không thể tránh khỏi, nhưng quan trọng hơn là khả năng sáng tạo trong việc tìm kiếm nguồn cung ứng mới, điều chỉnh giá bán linh hoạt và thậm chí xem xét các cơ hội hợp tác hoặc sáp nhập để tăng cường sức mạnh và mở rộng thị phần.

Trong bối cảnh đó, việc triển khai giải pháp tích hợp ERPNext + DMS không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa vận hành, kiểm soát chi phí hiệu quả mà còn tạo nền tảng vững chắc để thích ứng linh hoạt với các biến động thị trường và nắm bắt cơ hội từ các hoạt động M&A.

Sẵn sàng cho những thay đổi của thị trường? Liên hệ MBW Digital ngay qua Zalo/Hotline 0983 492 716để được tư vấn giải pháp ERPNext và DMS phù hợp với doanh nghiệp phân phối của bạn!

Đánh giá bài viết

Thẻ / Tags​

Đăng ký trải nghiệm ERPNext mã nguồn mở và miễn phí #1
tùy chỉnh linh hoạt theo từng lĩnh vực

Bài viết nổi bật

Kết nối

Đăng ký để nhận kiến thức hữu ích hàng tuần

Categories