1. Home
  2. »
  3. Tin tức thị trường
  4. »
  5. Khi các ông lớn ngành bán lẻ tái cấu trúc – Bài học chiến lược…

Khi các ông lớn ngành bán lẻ tái cấu trúc – Bài học chiến lược cho SMEs  

Năm 2024–2025 là giai đoạn các tập đoàn bán lẻ lớn tại Việt Nam bước vào chu kỳ “hậu tăng trưởng nóng”. Sau nhiều năm mở rộng ồ ạt và tăng trưởng theo chiều ngang, áp lực chi phí, biến động thị trường và thay đổi hành vi tiêu dùng đã buộc các ông lớn như Masan Group hay Bách Hóa Xanh ngành bán lẻ tái cấu trúc toàn diện: thu gọn quy mô, tinh gọn vận hành, và tái định nghĩa lại chiến lược kinh doanh.

Điểm chung của các quyết định này là sự dũng cảm nhìn lại, đánh giá lại hiệu quả thực sự – từ hệ thống phân phối, đội ngũ nhân sự đến cách phục vụ khách hàng. Đây không phải dấu hiệu của khủng hoảng, mà là lựa chọn chiến lược để tiến xa hơn.

Vậy với doanh nghiệp vừa và nhỏ – vốn có nguồn lực hạn chế hơn rất nhiều – bài học nào có thể rút ra từ những bước đi của người khổng lồ? Cùng khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Điểm chung trong xu hướng tái cấu trúc của tập đoàn lớn Masan, Bách Hóa Xanh

Case-study 1: Tái cấu trúc sau giai đoạn “đốt tiền” của Masan Group với WinCommerce

Bối cảnh trước tái cấu trúc

Sau giai đoạn “đốt tiền” nhằm giành thị phần với chi phí cao nhưng hiệu quả thấp, Masan Group đã tiến hành tái cấu trúc chuỗi bán lẻ WinCommerce từ năm 2023-2024 để xây dựng mô hình bền vững hơn.

Các hoạt động tái cấu trúc bao gồm:

  • Đóng cửa các cửa hàng không hiệu quả.
  • Tái cấu trúc danh mục sản phẩm (SKU), ưu tiên các sản phẩm có biên lợi nhuận cao, giảm tồn kho và hàng lỗi.
  • Thiết kế lại cửa hàng với diện tích nhỏ hơn và hình ảnh mới nhằm giảm chi phí thuê mặt bằng.
  • Cải thiện hệ thống hậu cần và quản lý kho bãi.

Kết quả đạt được

  • Đến quý 3/2023, WinCommerce đạt điểm hòa vốn về lợi nhuận EBIT.
  • Quý 3/2024 ghi nhận lợi nhuận sau thuế 20 tỷ đồng, lần đầu tiên có lãi sau giai đoạn COVID-19.
  • Doanh thu chuỗi tăng 9,1% so với cùng kỳ, đạt trên 8.600 tỷ đồng.
  • Mức lợi nhuận và doanh thu này báo hiệu sự ổn định và phát triển bền vững của WinCommerce.

Chiến lược mở rộng trong giai đoạn tới:

  • Đẩy mạnh tốc độ mở mới cửa hàng với khoảng 100 cửa hàng mới mỗi quý trong năm 2024.
  • Mục tiêu đạt 4.000 cửa hàng vào cuối năm 2024, và 10.000 cửa hàng vào năm 2030.
  • Tăng tốc mở rộng tại cả khu vực đô thị và vùng nông thôn, đặc biệt tập trung vào các khu dân cư.
  • Nâng cấp mô hình cửa hàng WiN cho thị trường thành thị và phát triển WinMart+ Rural cho nông thôn.

Ưu điểm vận hành: Tối ưu hóa quy trình mua đất và thiết kế cửa hàng, chỉ mất 30 ngày để khai trương một cửa hàng mới.

Case-study 2: Bách Hóa Xanh – Từ mở rộng ồ ạt đến vận hành tinh gọn

Bối cảnh trước tái cấu trúc

  • Trong giai đoạn 2019-2021, Bách Hóa Xanh mở rộng mạng lưới rất nhanh với số lượng cửa hàng tăng mạnh.
  • Tuy nhiên, mô hình phát triển nóng dẫn đến nhiều cửa hàng không hiệu quả, khiến Bách Hóa Xanh phải đóng cửa hàng trăm điểm bán nhằm tái cấu trúc và tái định vị thương hiệu từ “chợ hiện đại” sang “siêu thị mini”.
  • Từ đầu năm 2022 đến hết quý II/2024, quy mô cửa hàng gần như đi ngang, chỉ tăng thêm 3 cửa hàng (đạt 1.701 cửa hàng tính đến quý II/2024).

Vấn đề buộc phải tái cấu trúc

  • Số lượng cửa hàng quá lớn nhưng nhiều điểm không hiệu quả gây áp lực chi phí vận hành và logistics.
  • Cần nâng cao chất lượng hoạt động, doanh thu và lợi nhuận thay vì chỉ tập trung mở rộng số lượng.
  • Thị trường bán lẻ thay đổi nhanh với sự chuyển dịch mạnh từ kênh truyền thống sang bán lẻ hiện đại, đòi hỏi mô hình phù hợp và quản trị hiệu quả hơn.

Chiến lược tái cấu trúc

  • Đóng cửa các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả để giảm chi phí và tập trung nguồn lực.
  • Tái định vị thương hiệu chuyển từ “chợ hiện đại” sang mô hình “siêu thị mini” phù hợp hơn với thị trường hiện nay.
  • Tối ưu hóa chi phí vận hành cửa hàng và logistics, nâng cao hiệu quả hoạt động từng cửa hàng.
  • Mở lại chuỗi cửa hàng với quy mô kiểm soát, tập trung vào các tỉnh thành chủ lực, đặc biệt tại khu vực phía Nam.
  • Thực hiện kế hoạch mở mới khoảng 7 cửa hàng trong tháng 8/2024 tại TP.HCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai.
  • Mục tiêu đạt 1.740 cửa hàng đến cuối năm 2024, không mở rộng sang Bắc Bộ trong ngắn hạn mà tập trung củng cố thị trường hiện tại.

Kết quả đạt được

  • Quý II/2024, doanh thu nửa đầu năm đạt 19.400 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ – mức cao nhất từ trước đến nay.
  • Doanh thu quý II/2024 đạt 10.300 tỷ đồng, ghi nhận lợi nhuận 7 tỷ đồng – lần đầu có lãi sau nhiều năm.
  • Doanh thu bình quân mỗi cửa hàng đạt đỉnh 2,1 tỷ đồng/tháng, cao nhất từ trước đến nay (ngoại trừ thời điểm dịch COVID-19).
  • Mức tăng trưởng này thể hiện sự thành công trong việc tăng chất lượng kinh doanh, tập trung vào lợi nhuận và hiệu quả vận hành thay vì chỉ chạy theo số lượng cửa hàng.

Các tập đoàn đầu ngành đang dừng lại để “siết lại” vận hành – không phải vì họ yếu, mà vì họ hiểu rằng: mở rộng không kiểm soát là nguy cơ dài hạn.

Trong khi đó, SME – với ngân sách và biên lợi nhuận mỏng hơn – lại càng cần học hỏi tư duy chiến lược này. Tái cấu trúc không phải thất bại, mà là một bước lùi để tiến xa hơn. Hành động sớm sẽ giúp doanh nghiệp tránh khủng hoảng và củng cố vị thế trong hệ sinh thái đang biến động không ngừng.

Đọc thêm: Tái Cấu Trúc Tài Chính Trong Thời Kỳ Lạm Phát: Lời Khuyên Cho CEO Phân Phối

2. Phân tích: Vì sao tái cấu trúc là lựa chọn sống còn?

Trong bối cảnh hiện tại, tái cấu trúc là điều kiện sống còn để tồn tại và phát triển bền vững trong ngành bán lẻ và phân phối.

3 nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp bán lẻ cần cân nhắc tái cấu trúc từ cấp độ vi mô để đảm bảo tăng trưởng kinh doanh trong dài hạn đó là: 

Chi phí vận hành tăng cao nhưng biên lợi nhuận ngày càng mỏng

Theo báo cáo Savills Việt Nam (Quý I năm 2025)

  • TP.HCM: Công suất cho thuê duy trì ở mức 94% trong Quý 1/2025, với giá thuê ổn định và nguồn cung tập trung tại khu trung tâm, dự báo tăng trưởng bán lẻ đạt 18% trong năm 2025.
  • Hà Nội: Giá thuê mặt bằng tăng 6% YoY và công suất đạt 86%, với sự chuyển dịch nhu cầu từ F&B sang các ngành tiện lợi, thời trang, mỹ phẩm, cùng ảnh hưởng của Luật PCCC mới thúc đẩy thuê tại các TTTM.

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá nhóm giao thông trong tháng 3 năm 2025 giảm 1,41% so với tháng trước, trong đó giá xăng giảm 3,61% và giá dầu giảm 3,72%. Tuy nhiên, trong quý I năm 2025, chỉ số giá nhóm giao thông vẫn tăng 0,76% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giá xăng và dầu tăng, kéo theo chi phí logistics đầu vào tăng mạnh.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2025 tại Việt Nam đã được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7/2024, theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Mức lương tối thiểu mặt bằng chung cho tất cả các vùng trong năm 2025 tăng 4.12% so với năm 2024. Đây là mức tăng tổng thể khi xét trên tất cả các vùng, gây áp lực lớn lên chi phí nhân sự, đặc biệt ở các chuỗi cần nhân lực vận hành lớn. 

=> Doanh nghiệp phải tối ưu từng m² điểm bán, từng ca nhân sự, từng chuyến giao hàng – không thể tiếp tục “mở rộng để tăng doanh số” như trước.

Thay đổi hành vi tiêu dùng: Khách không chỉ mua vì giá rẻ

  • Theo khảo sát của Q&Me thực hiện vào tháng 1/2025, trong số 300 người trẻ tuổi từ 20-29 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cho thấy 53% người tiêu dùng Việt Nam cảm thấy tự tin về tình hình tài chính cá nhân trong năm 2025, trong khi chỉ có 17% cảm thấy bi quan.
  • 81% người tiêu dùng kỳ vọng thu nhập của họ sẽ tăng trong năm 2025, cho thấy sự lạc quan về triển vọng tài chính cá nhân.
  • Mặc dù có sự lạc quan về tài chính, người tiêu dùng vẫn duy trì thói quen chi tiêu thận trọng. 74% người tiêu dùng tiếp tục chọn mua hàng hóa có giá thấp hơn và trì hoãn các khoản chi tiêu không cần thiết, cho thấy sự chuyển hướng từ tiêu dùng thận trọng sang tiêu dùng có chủ đích.

Mô hình bán lẻ không chỉ cạnh tranh về giá, mà còn về trải nghiệm, tốc độ, và dịch vụ hậu mãi. => Điều này đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư lại vào chất lượng thay vì chạy đua khuyến mãi và mở rộng.

Dữ liệu rời rạc, thiếu kết nối dẫn đến vận hành thiếu linh hoạt

Theo một nghiên cứu thực tế tại Hà Nội với 456 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), có đến 64% doanh nghiệp chỉ sử dụng phần mềm số hóa ở mức độ rất thấp hoặc hiếm khi áp dụng các công cụ số hóa trong quản lý kho, đơn hàng, khách hàng và nhân sự. Đặc biệt, hơn 40% doanh nghiệp không hoặc rất ít khi sử dụng phần mềm số hóa trong các hoạt động kinh doanh chính của mình (ResearchGate, 2023).

Mặc dù có sự gia tăng đáng kể trong việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) với 44% doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam xác định AI là khoản đầu tư công nghệ trọng điểm trong năm 2024, nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa hoàn toàn số hóa các quy trình vận hành cơ bản (Tuổi Trẻ News, 2024).

Việc sử dụng nhiều hệ thống phần mềm rời rạc như POS, quản lý tồn kho, kế toán, DMS và CRM mà không được tích hợp đồng bộ đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Phản ứng chậm trước biến động thị trường do thiếu dữ liệu cập nhật kịp thời và chính xác.
  • Quản lý hàng tồn kho kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu hàng, ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu và chi phí lưu kho.
  • Các chương trình khuyến mãi không đạt hiệu quả do thiếu dữ liệu phân tích khách hàng chính xác.
  • Quản lý tài chính không được cập nhật đầy đủ, gây khó khăn trong kiểm soát chi phí và lợi nhuận.

Tái cấu trúc là cơ hội để doanh nghiệp chuẩn hóa hệ thống, tích hợp dữ liệu, chuyển từ phản ứng sang chủ động quản trị.

“Thay vì mở thêm điểm bán, hãy làm cho mỗi điểm bán hiệu quả hơn. Thay vì tuyển thêm người, hãy giúp đội ngũ hiện tại làm việc thông minh hơn. Thay vì chi thêm vào khuyến mãi, hãy đầu tư vào hệ thống đo lường và cải tiến trải nghiệm.”

Các doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ trong nước đã bắt đầu hành trình này. Câu hỏi đặt ra là: SME sẽ tiếp tục chạy theo số lượng… hay bắt đầu chạy theo hiệu quả?

Đọc thêm: Khuyến mãi ngắn hạn gây lỗ dài hạn – bẫy chiến lược trong phân phối

3. Bài học cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

Dẹp “ảo tưởng tăng trưởng” – Tập trung vào hiệu suất

Không phải doanh nghiệp nào cũng cần mở rộng điểm bán ồ ạt để tăng trưởng. Thực tế, khi không kiểm soát được hàng tồn kho, công nợ và năng lực phục vụ của từng điểm bán, sự mở rộng chỉ tạo thêm gánh nặng vận hành và rủi ro tài chính.

SME cần:

  • Theo dõi hiệu quả kinh doanh của từng điểm bán: đo lường doanh số, tốc độ luân chuyển hàng hóa, mức tồn kho trung bình, và chi phí hỗ trợ thương mại.
  • Tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu suất từng điểm bán thay vì tăng số lượng một cách cảm tính.
  • Thiết lập các ngưỡng cảnh báo (ví dụ: doanh thu/ngày thấp hơn ngưỡng tối thiểu thì cần rà soát lại hoạt động).

Tái cấu trúc hệ thống dữ liệu – ra quyết định dựa trên con số

Dữ liệu phải là “ngôn ngữ chung” trong doanh nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, nhiều SME vẫn điều hành bằng… linh cảm, Excel, Zalo. Hệ quả là mất kết nối giữa bộ phận bán hàng – kho – tài chính – lãnh đạo. Thông tin rời rạc và thiếu chính xác sẽ dẫn tới những quyết định chậm trễ hoặc sai lầm trong quản trị và giảm hiệu quả phối hợp giữa các phòng ban.

Giải pháp cho doanh nghiệp SMEs là:

  • Triển khai hệ thống DMS để ghi nhận dữ liệu bán hàng, trưng bày, tồn kho theo thời gian thực.
  • Kết nối dữ liệu DMS và ERP để kiểm soát tài chính, dòng tiền và vòng quay hàng hóa.
  • Áp dụng dashboard trực quan để lãnh đạo ra quyết định dựa trên dữ liệu thay vì cảm tính.

Gắn công nghệ vào vận hành – tối ưu thay vì mở rộng

Việc tối ưu hóa nội lực là cách tăng trưởng bền vững. SME cần công nghệ hỗ trợ quản trị và cảnh báo rủi ro kịp thời:

  • Ứng dụng báo cáo real-time: giúp giám đốc bán hàng, tài chính và kho nắm tình hình mọi lúc.
  • Tự động cảnh báo khi có biến động bất thường (tồn kho tăng, doanh số sụt giảm, công nợ vượt hạn…).
  • Xây dựng bộ KPI cụ thể: ROI từng chương trình khuyến mãi, tỷ lệ hàng bán chậm, hiệu suất PG/nhân viên thị trường, vòng quay hàng hóa theo danh mục.

Khi SME kiểm soát tốt từng điểm bán và có dữ liệu vận hành mạch lạc, họ không cần “chạy theo” ông lớn mà vẫn có thể phát triển hiệu quả – và vững vàng hơn trong biến động thị trường.

4. Vai trò của ERP & DMS trong tái cấu trúc SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp cần vận hành tinh gọn, hiệu suất cao và ra quyết định dựa trên dữ liệu, các hệ thống công nghệ như ERP (Enterprise Resource Planning) và DMS (Distribution Management System) đóng vai trò then chốt trong chiến lược tái cấu trúc.

Kết nối toàn bộ chuỗi vận hành

  • ERP giúp doanh nghiệp quản trị chuỗi cung ứng và kiểm soát thông tin đa chiều từ: bán hàng, kho, kế toán, tài chính, mua hàng…loại bỏ sự rời rạc và thiếu chính xác.
  • DMS giúp giám sát hoạt động bán hàng ngoài thị trường, theo dõi tồn kho tại đại lý, lịch sử đặt hàng, hiệu suất PG và trưng bày. Dữ liệu DMS khi đẩy về ERP sẽ bổ sung vào thông tin bán hàng kênh phân phối, góp phần làm rõ toàn cảnh bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp.

Kiểm soát tồn kho – tối ưu đặt hàng – giảm hàng tồn

  • ERP kết hợp DMS giúp phân tích vòng quay hàng hóa theo từng SKU, từ đó xác định định mức đặt hàng tối ưu cho từng điểm bán.
  • Tối ưu lưu kho, đẩy hàng tồn, cận date và tối ưu quy trình quản lý hàng hóa, đặc biệt với các ngành hàng chú trọng quản lý hàng hóa theo serial/ lô/ date

Định hình lại chiến lược khuyến mãi bằng dữ liệu

  • ERP cho phép thiết lập Pricing Rule hoặc Promotion Rule chi tiết, theo thời gian, sản phẩm, kênh phân phối.
  • Tự động áp dụng khuyến mãi đúng đối tượng, đúng thời điểm – thay vì “rải đều” gây lãng phí.
  • DMS ghi nhận kết quả thực tế tại điểm bán để đo ROI từng chương trình khuyến mãi.

Quản lý chi phí & hiệu suất đa chiều

  • Dữ liệu từ ERP cho phép phân tích chi phí theo từng kênh bán hàng, nhóm đại lý, vùng địa lý, nhóm sản phẩm…
  • Dễ dàng so sánh hiệu suất giữa các nhân viên thị trường, PG, điểm bán, để ra quyết định đầu tư nguồn lực đúng chỗ.

Khi SME triển khai ERP & DMS một cách bài bản, họ không chỉ kiểm soát được vận hành, mà còn sở hữu nền tảng dữ liệu đủ mạnh để xây dựng chiến lược dài hạn – từ tài chính, phân phối đến marketing.

Tại Việt Nam, MBW Digital là đối tác chính thức triển khai ERPNext và là đơn vị tiên phong trong việc tích hợp hệ thống ERPNext với nền tảng DMS chuyên biệt dành cho doanh nghiệp phân phối.

Giải pháp tích hợp này không chỉ giúp các doanh nghiệp SME kiểm soát vận hành từ kho – bán hàng – tài chính – công nợ, mà còn theo dõi chặt chẽ hoạt động thị trường, đánh giá hiệu quả khuyến mãi, kiểm soát tồn kho và tối ưu luồng đặt hàng theo thời gian thực.

Thay vì triển khai các hệ thống rời rạc, doanh nghiệp phân phối giờ đây có thể tiếp cận một nền tảng hợp nhất, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, chi phí hợp lý, thời gian triển khai nhanh và khả năng mở rộng linh hoạt.

5. Kết luận

Tái cấu trúc – không chỉ là lựa chọn của ông lớn

Trong bối cảnh kinh tế đang tái định hình, việc tái cấu trúc không còn là “đặc quyền” của các tập đoàn lớn mà đã trở thành yêu cầu sống còn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều quan trọng không nằm ở quy mô, mà là tư duy chiến lược và khả năng kiểm soát chi tiết.

Việc các tập đoàn như Masan, Bách Hóa Xanh, WinCommerce mạnh dạn đóng cửa hàng, tinh gọn bộ máy, đầu tư vào dữ liệu và công nghệ – là minh chứng cho hướng đi tất yếu trong giai đoạn kinh tế biến động và hành vi tiêu dùng thay đổi chóng mặt.

Với SME, bài học quan trọng là:

  • Tăng trưởng không đồng nghĩa với mở rộng.
  • Công nghệ không phải chỉ dành cho doanh nghiệp lớn.
  • Tối ưu hiệu suất và kiểm soát bằng dữ liệu chính là nền tảng để phát triển bền vững.

Trong hành trình chuyển đổi đó, doanh nghiệp nào biết “thắt lưng buộc bụng đúng cách”, số hóa đúng chỗ, và tập trung vào hiệu quả vận hành – sẽ là người chiến thắng sau cùng.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần một hệ thống quản lý tinh gọn, có khả năng kết nối toàn bộ quy trình vận hành từ thị trường đến văn phòng, hãy liên hệ MBW Digital để được tư vấn và trải nghiệm giải pháp tích hợp ERPNext + DMS phù hợp nhất.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký trải nghiệm ERPNext mã nguồn mở và miễn phí #1 tùy chỉnh linh hoạt theo từng lĩnh vực

Đánh giá bài viết

(nhấn vào ★)

Thẻ / Tag

Bài viết cùng chủ đề

Tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp với ERPNext