Địa điểm: Ấn Độ
Số lượng người dùng: 50
Ngành nghề: Sản xuất dụng cụ đo đạc
Các mô-đun được sử dụng: Sản xuất, Kho hàng, Kế toán, Mua hàng, Website
Về Sapcon Instruments
Sapcon Instruments là nhà sản xuất hàng đầu về thiết bị đo mức và tốc độ với hơn 35 năm kinh nghiệm. Danh mục sản phẩm đa dạng của Sapcon Instruments bao gồm các giải pháp đo mức bằng nhiều công nghệ tiên tiến như điện dung, RF-admittance, độ dẫn điện, siêu âm và từ tính. Sapcon Instruments cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo độ chính xác cao và độ bền vượt trội, đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu tùy biến của khách hàng.
Thành công của Sapcon là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa nhiều yếu tố, không chỉ đầu tư về tài chính mà còn đầu tư thời gian, công sức và cả tình cảm vào từng sản phẩm, dịch vụ. Nhờ đó, Sapco đã xây dựng được một đội ngũ nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ, một mạng lưới đối tác toàn cầu, và một hệ thống quản lý hiện đại. Tất cả những yếu tố này cùng với dịch vụ khách hàng tận tâm đã giúp Sapcon trở thành một doanh nghiệp vững mạnh.
Điểm nổi bật
- Hơn 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đo lường kiểm soát quy trình
- 8000+ khách hàng
- Xuất khẩu hơn 90 quốc gia
- 90000 dự án thành công
- Cung cấp hơn 1 triệu biển thể sản phẩm
Đọc thêm: Vijay Pure Natural Healthy Food chuyển đổi thành công từ SAP sang ERPNext
Thách thức của Sapcon Instruments khi chưa triển khai ERPNext
Trước khi triển khai ERPNext, nhóm R&D tại Sapcon đã đối mặt với nhiều thách thức khi cố gắng tự xây dựng một hệ thống ERP riêng. Tuy nhiên:
- Hệ thống ERP tự phát triển hoạt động không hiệu quả, thiếu các tính năng cần thiết, chi phí tốn kém và rủi ro dẫn đến hiệu suất làm việc không đạt yêu cầu.
- Không đáp ứng được nhu cầu tùy chỉnh sản phẩm đa dạng của khách hàng, việc quản lý một lượng lớn đơn hàng tùy chỉnh với các cấu hình khác nhau trên hệ thống hiện tại là một thách thức lớn, dễ dẫn đến sai sót và chậm trễ.
- Quy trình làm việc giữa các bộ phận chưa được chuẩn hóa. Thông tin không được chia sẻ kịp thời và chính xác, khiến việc phối hợp giữa các nhóm trở nên khó khăn, dẫn đến sự chậm trễ và giảm hiệu suất công việc.
Triển khai ERPNext
ERPNext với nền tảng siêu dữ liệu linh hoạt đã cho phép Sapcon tùy biến hệ thống để đáp ứng cả hai mô hình sản xuất Make-To-Stock và Make-To-Order. Sự thành công ban đầu đã thúc đẩy họ tiếp tục mở rộng quy mô tùy biến.
Tuy nhiên, sự linh hoạt này cũng mang đến một thách thức lớn. Với 20 sản phẩm cốt lõi, Sapcon có thể tạo ra tới 1 triệu biến thể sản phẩm chỉ bằng cách thay đổi các chi tiết nhỏ như ốc vít hay bu lông đai ốc. Việc quản lý số lượng biến thể khổng lồ này là một bài toán nan giải.
May mắn thay, ERPNext đã cung cấp một giải pháp hiệu quả. Nhờ tính năng quản lý biến thể mặt hàng sẵn có, cùng với việc sử dụng các tập lệnh Python, Sapcon đã thành công trong việc nhập liệu và quản lý 1 triệu biến thể sản phẩm một cách nhanh chóng và chính xác.
Năm 2017 đánh dấu một bước ngoặt lớn khi ERPNext ra mắt phiên bản cập nhật 7. Bản cập nhật cùng với sự thay đổi lớn trong chính sách thuế của Ấn Độ (GST), đã đặt ra nhiều thách thức cho Sapcon.
Những tùy chỉnh mà Sapcon đã thực hiện trước đó đều trở nên không tương thích với phiên bản cập nhật mới. Để đáp ứng yêu cầu của chính sách thuế (GST), đội ngũ phát triển ERPNext đã nỗ lực để cập nhật hệ thống sao cho phù hợp với GST.
Trước tình hình này, Sapcon buộc phải tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia để quản lý quá trình nâng cấp và tùy chỉnh hệ thống. Điều này dẫn đến chi phí phát sinh đáng kể. Đây cũng là lúc Sapcon bắt đầu hợp tác chặt chẽ với Frappe Technologies – đơn vị phát triển cốt lõi của ERPNext.
Quá trình triển khai ERPNext
Sau những khó khăn gặp phải khi tự tùy chỉnh hệ thống, Sapcon đã quyết định áp dụng phương pháp triển khai “vanilla” (nguyên bản) khi chuyển sang ERPNext Cloud. Điều này có nghĩa là họ sẽ sử dụng hệ thống với cấu hình mặc định của nhà sản xuất và chỉ tùy chỉnh ở mức độ tối thiểu.
Để đảm bảo quá trình triển khai diễn ra trơn tru, Sapcon đã thành lập một nhóm dự án gồm 4 thành viên và chỉ định một người đại diện để liên lạc với đội ngũ phát triển ERPNext. Quá trình triển khai được thực hiện từng giai đoạn, bắt đầu từ các mô-đun cơ bản như Kho, sau đó đến Sản xuất và Mua hàng. Mỗi mô-đun đều được thử nghiệm kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng chính thức.
Sapcon đã quyết định ngừng sử dụng hoàn toàn các hệ thống cũ để tập trung vào ERPNext. Hiện tại, họ đang sử dụng ERPNext để quản lý các hoạt động tài chính, bán hàng, sản xuất, mua hàng và kho, với lượng giao dịch từ 150-200 giao dịch mỗi ngày. Nhóm phát triển ERPNext đã hỗ trợ Sapcon từ xa trong suốt quá trình triển khai và sau khi hệ thống đi vào hoạt động.
Đọc thêm: Fafadia Tech chuyển đổi đột phá từ Odoo sang ERPNext
ERPNext: Giải pháp toàn diện cho thương mại điện tử và cấu hình sản phẩm
Với tính năng Website Builder mạnh mẽ, ERPNext đã giúp Sapcon xây dựng một trang web bán hàng chuyên nghiệp, từ việc tạo danh mục sản phẩm, giỏ hàng, đến quản lý SEO và tùy chỉnh giao diện. Nhờ đó, Sapcon đã cải thiện đáng kể thứ hạng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm.
Để giải quyết bài toán về 1 triệu biến thể sản phẩm, Sapcon đã đầu tư phát triển tính năng Product Configurator. Tính năng này cho phép khách hàng tự cấu hình sản phẩm trực tiếp trên trang web và thêm vào giỏ hàng. Tất cả thông tin cấu hình sẽ được tự động cập nhật vào hệ thống và gửi đến bộ phận sản xuất.
Việc triển khai ERPNext cho Sapcon đã chứng minh rằng việc triển khai ERP không nhất thiết phải phức tạp và tốn kém. Nhờ vào cách tiếp cận thông minh và sự hỗ trợ từ cộng đồng, Sapcon đã thành công trong việc triển khai ERPNext từ xa.
Phản hồi về ERPNext
“ERPNext là một giải pháp quản lý doanh nghiệp toàn diện, nổi bật với giao diện trực quan, thân thiện và tốc độ xử lý nhanh. Được xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở Frappe, ERPNext cho phép tùy chỉnh dễ dàng để phù hợp với mọi quy mô và đặc thù của doanh nghiệp. Đặc biệt, phần mềm này rất phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất, với khả năng quản lý phức tạp như BOM đa cấp, nhiều phòng ban và tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất. Ngoài ra, ERPNext còn hỗ trợ tốt các hoạt động mua hàng, quản lý kho và tăng cường sự kết nối giữa các phòng ban, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.” Dhananjay Palshikar, Giám đốc (R&D) tại Sapcon Instruments