Bài viết: Quản lý sản xuất là gì? Giải pháp quản lý sản xuất vượt trội cho các doanh nghiệp

quan-ly-san-xuat-la-gi-giai-phap-quan-ly-san-xuat-vuot-troi-cho-cac-doanh-nghiep

Trong môi trường sản xuất hiện đại, quản lý sản xuất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất cao và chất lượng sản phẩm. Với sự phát triển của công nghệ và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc áp dụng giải pháp quản lý sản xuất hiệu quả là chìa khóa để các doanh nghiệp tiến xa hơn trên chặng đường phát triển.

Giải pháp quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Giải pháp quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất có thể được định nghĩa là quá trình lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát các hoạt động sản xuất để đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng chất lượng, đúng thời gian và đúng chi phí. Với vai trò quan trọng này, quản lý sản xuất đóng vai trò không thể thay thế trong môi trường sản xuất công nghiệp.

Quản lý sản xuất hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp tối ưu được những nguồn lực có sẵn (như hàng hoá tồn kho, thiết bị, nhân lực…) từ đó nâng cao năng suất cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh cho cả doanh nghiệp.

Quản lý sản xuất đóng vai trò quan trọng trong môi trường sản xuất công nghiệp.
Quản lý sản xuất đóng vai trò quan trọng trong môi trường sản xuất công nghiệp.

Các mô hình quản lý sản xuất phổ biến 

Có nhiều mô hình quản lý sản xuất được áp dụng trong thực tiễn, nhưng ba mô hình phổ biến nhất là Lean Manufacturing (Sản xuất tinh gọn), Six Sigma và Theory of Constraints.

  • Lean Manufacturing (Sản xuất tinh gọn): tập trung vào việc làm hài lòng khách hàng bằng cách loại bỏ lãng phí khỏi hệ thống vừa đủ về mặt chất lượng, số lượng, không làm quá mức hay thừa so với mức yêu cầu.
  • Six Sigma: tập trung vào việc giảm thiểu lãng phí từ sản phẩm hoặc quy trình; loại bỏ những nguyên nhân gây lỗi, khuyết tật và giảm thiểu tối đa độ bất định trong sản xuất hay các hoạt động kinh doanh.
  • Theory of Constraints – TOC (Lý thuyết các điểm hạn chế): là mô hình được sử dụng để tối đa hóa công suất của một dây chuyền sản xuất bằng việc xóa bỏ hạn chế lớn nhất (điểm hạn chế), công suất của toàn bộ hệ thống sẽ được tăng lên. Và bằng việc xóa bỏ điểm hạn chế, sản lượng có thể tăng thêm.

Mỗi mô hình đều mang lại những lợi ích và thách thức riêng, và việc lựa chọn mô hình phù hợp sẽ phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp sản xuất.

Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp gồm 4 công đoạn chính:

  • Đánh giá năng lực sản xuất: Việc đánh giá năng lực sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp xác định được size thị trường tiềm năng của mình cần đến định mức nhu cầu nào. Từ đó có sự đánh giá, cân đối với năng lực của doanh nghiệp có đáp ứng được hay không và đáp ứng ở mức độ nào?
  • Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu: Dựa theo đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường cùng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, người quản lý cần phải đưa ra hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện việc sản xuất theo kế hoạch.
  • Quản lý giai đoạn sản xuất: Người quản lý cần vạch ra một quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất và thực hiện theo quy trình đã định đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất để hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh.
  • Quản lý chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chính là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp bạn, vì vậy vai trò của việc quản lý chất lượng sản phẩm là rất cần thiết. Quản lý, kiểm định sản phẩm phải có báo cáo về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra lúc ban đầu.
Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp.
Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp.

Kỹ năng và kinh nghiệm trong quản lý sản xuất

Kỹ năng quản lý sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, quản lý nguồn lực và chi phí, tăng cường linh hoạt sản xuất, và quản lý rủi ro để đạt được sự thành công trong sản xuất kinh doanh.

Kỹ năng cần có để quản lý sản xuất hiệu quả cần có: kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Trong đó, kỹ năng cứng gồm các kỹ năng về chuyên môn, lập kế hoạch và tổ chức sản xuất, kỹ năng quản lý tài nguyên, quản lý chất lượng. Các kỹ năng mềm đề xuất cho nhà quản lý sản xuất gồm kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, giải quyết vấn đề, linh hoạt và thích nghi. Cùng với đó là tham khảo học hỏi kinh nghiệm quản lý từ những “người đi trước”. 

Vai trò của công nghệ trong quản lý sản xuất

Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quản lý sản xuất bằng cách cung cấp các công cụ và phương tiện để tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu suất. Cụ thể:

  • Tự động hóa quy trình sản xuất: Công nghệ cho phép tự động hóa các công đoạn sản xuất, từ việc thu thập dữ liệu đến việc điều khiển máy móc sản xuất. Các hệ thống tự động hóa giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào người lao động, tăng cường hiệu suất và giảm lãng phí trong quy trình sản xuất.
  • Thu thập và phân tích dữ liệu: Công nghệ cho phép thu thập và phân tích dữ liệu từ các quy trình sản xuất để cung cấp thông tin quan trọng về hiệu suất, chất lượng và tình trạng của hệ thống. Điều này giúp nhà quản lý kiểm soát được quy trình sản xuất và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu sản xuất thực tế.
  • Tối ưu hóa lịch trình sản xuất: Công nghệ có thể được sử dụng để tạo ra các lịch trình sản xuất linh hoạt và tối ưu, dựa trên yêu cầu của khách hàng, tình trạng của nguồn lực và điều kiện thị trường. Điều này giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên giảm chi phí liên quan đến sản xuất dư thừa và lãng phí nguyên vật liệu.
  • Giám sát và điều khiển từ xa: Công nghệ cho phép giám sát và điều khiển các thiết bị sản xuất từ xa thông qua kết nối internet. Điều này cho phép quản lý theo dõi quy trình sản xuất và thực hiện điều chỉnh từ xa một cách hiệu quả, giảm thiểu thời gian dừng máy và tăng cường sự linh hoạt.
  • Cải thiện sự an toàn trong quá trình sản xuất: các hệ thống an toàn được sử dụng để giám sát quy trình sản xuất và cảnh báo nhân viên khi có nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn lao động. Điều này có thể giúp đảm bảo rằng quy trình sản xuất an toàn và các sản phẩm được sản xuất ra có chất lượng cao.

Tổng hợp 14 mẫu file Excel quản lý sản xuất dành cho Doanh nghiệp

Dưới đây, chúng tôi có tổng hợp một số mẫu Excel hỗ trợ quản lý sản xuất, hy vọng hữu ích với bạn.

1. File Excel mẫu Lịch trình sản xuất
2. File Excel Kế hoạch nguồn lực mẫu
3. File Excel Kế hoạch sản xuất mẫu
4. File Excel mẫu Ngân sách dự án
5. File Excel mẫu Đơn đặt hàng
6. Mẫu Quản lý Trang thiết bị bằng file Excel
7. 8 mẫu file Excel quản lý kho sản xuất

Xem và tải xuống các mẫu excel quản lý sản xuất

Giải pháp tối ưu hóa quản lý sản xuất trong Doanh nghiệp

Triển khai các phần mềm quản lý toàn diện và chuyên sâu cho Doanh nghiệp sản xuất giúp chuyển đổi số, tối ưu thời gian quản lý. Các phần mềm quản lý sản xuất có thể quản lý từ nhân sự, công việc, dự án, quy trình, hoạt động sản xuất… Một số phần mềm được đề xuất cho Doanh nghiệp sản xuất Việt Nam như: SAP, Oracle, Microsoft Dynamics hay ERPNext. Gợi ý bạn tìm hiểu một số phần mềm ERP cho doanh nghiệp Sản xuất. 

ERPNext: Công cụ quản lý sản xuất cần thiết cho Doanh nghiệp 

Trong thời kỳ công nghiệp số, để đáp ứng các yêu cầu cũng như đảm bảo chất lượng trong quản lý sản xuất, bên cạnh quản lý qua các file quản lý sản xuất, các công cụ quản lý sản xuất dần xuất hiện để giảm tải khối lượng công việc. Không những thế các phần mềm còn tối ưu hóa được các dữ liệu thông tin, đưa thông tin đi đúng nơi cần đến với sự bảo mật chặt chẽ.

Đơn cử như hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERPNext – giải pháp quản lý sản xuất hiện đại trên nền tảng đám mây, mã nguồn mở, giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình sản xuất, theo dõi chặt chẽ tiêu thụ vật tư, dự báo năng lực sản xuất hiệu quả, quản lý công việc hiệu quả. 

Giải pháp công nghệ này giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát toàn diện quy trình sản xuất, bao gồm: quản lý khách hàng, đơn đặt hàng, hàng tồn kho, mua hàng, kế toán, báo cáo tài chính,.. từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Thiết lập định mức nguyên vật liệu (BOM)
  • Quản lý Xưởng sản xuất
  • Quản lý thầu phụ
  • Quản lý biến thể sản phẩm
  • Quản lý hàng tồn kho theo lô
  • Quản lý hàng tồn kho theo số seri
Giao diện quản lý sản xuất BOM trên hệ thống ERPNext.
Giao diện quản lý sản xuất BOM trên hệ thống ERPNext.

Ngoài ra, ERPNext còn cho phép doanh nghiệp lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (MRP) trên phần mềm. Cho dù là đơn hàng sản xuất dựa trên đơn bán hàng hay yêu cầu vật tư, ERPNext đều đưa ra được bức tranh toàn cảnh về Kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) cho doanh nghiệp. 

Để tìm hiểu chi tiết hơn về các phân hệ hỗ trợ quản lý sản xuất của phần mềm ERPNext, gợi ý đọc bài viết Tổng quan về ERPNext: Giải pháp ERP mã nguồn mở miễn phí tốt nhất thế giới

Quản lý sản xuất toàn diện với ERPNext
Quản lý sản xuất toàn diện với ERPNext

MBW là đơn vị triển khai chính thức và duy nhất hệ thống ERPNext tại thị trường Việt Nam. Quý doanh nghiệp quan tâm tới giải pháp ERPNext hỗ trợ quản lý sản xuất vui lòng liên hệ tới chúng tôi qua Hotline 090 150 8000 để nhận đầy đủ tài liệu và trải nghiệm DEMO miễn phí phần mềm. 

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu một số kiến thức về quản lý sản xuất cho Doanh nghiệp. Hy vọng nội dung hữu ích với doanh nghiệp.

Đánh giá bài viết

Thẻ / Tags

Đăng ký trải nghiệm ERPNext mã nguồn mở và miễn phí #1
tùy chỉnh linh hoạt theo từng lĩnh vực

Bài viết nổi bật

Kết nối

Đăng ký để nhận kiến thức hữu ích hàng tuần

Categories