Trong thời đại 4.0, phần mềm quản lý quy trình sản xuất (MPMS) đang nổi lên như một công cụ thay đổi cuộc chơi & trao quyền cho các doanh nghiệp rút ngắn và tối ưu thời gian sản xuất, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng và gia tăng khả năng cạnh tranh.
Nội dung bài viết
ToggleHãy cùng MBW tìm hiểu về các tính năng & xu hướng phát triển của phần mềm quản lý quy trình sản xuất, và những cách ứng dụng công nghệ hiệu quả cho doanh nghiệp trong ngành sản xuất trong bài viết dưới đây.
Phần mềm quản lý quy trình sản xuất là gì?
Phần mềm quản lý quy trình sản xuất, hay còn gọi là phần mềm MPM (Manufacturing Process Management), là một hệ thống thông tin giúp kết nối, giám sát và kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp tại nhà máy.
MPMS giống như bộ não của nhà máy sản xuất, giúp điều phối mọi thứ diễn ra trên dây chuyền sản xuất, từ khâu lên kế hoạch sản xuất, quản lý nguyên vật liệu, phân công nhân công, theo dõi tiến độ sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm cho đến việc xuất hàng. Đây là giải pháp toàn diện đáp ứng nhu cầu quản lý – vận hành sản xuất trong thời gian thực của doanh nghiệp.
Phần mềm MPM thường được tích hợp vào hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm – PLM. Điều này giúp doanh nghiệp kết nối chặt chẽ giữa quy trình thiết kế và sản xuất. Ví dụ, khi sản phẩm có yêu cầu thay đổi thiết kế, phần mềm MPM sẽ cập nhật các thông tin sản xuất liên quan để đảm bảo tính nhất quán và tránh lỗi sản xuất.
Ứng dụng phần mềm MPM phù hợp giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả sản xuất, tối ưu chi phí, đảm bảo chất lượng sản phẩm & nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời đại 4.0.
Nội dung hữu ích tìm hiểu thêm: Giới thiệu và đánh giá 5+ phần mềm quản lý sản xuất phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam
Các tính năng chính của phần mềm quản lý quy trình sản xuất
Như đã đề cập trước đó, MPMS đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hiệu quả quản lý quy trình, tài nguyên, và con người. Dưới đây là các chức năng chính có trong phần mềm quản lý quy trình sản xuất:
- Quản lý lệnh sản xuất: Tạo, lập kế hoạch và theo dõi các lệnh sản xuất, đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo đúng yêu cầu và lịch trình
- Quản lý quy trình sản xuất: Theo dõi và tối ưu hóa các quy trình sản xuất để đạt được hiệu suất và chất lượng tốt nhất
- Quản lý nguồn lực: Tối ưu hóa sử dụng nguồn lực như lao động, máy móc, và nguyên liệu để giảm lãng phí
- Quản lý chất lượng: Theo dõi và đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua các quy trình kiểm định chất lượng
- Tương tác với hệ thống ERP: Liên kết với hệ thống Quản lý nguồn lực doanh nghiệp để đảm bảo thông tin liên quan được chia sẻ và đồng bộ giữa các bộ phận
- Theo dõi và báo cáo hiệu suất: Cung cấp công cụ để theo dõi và đánh giá hiệu suất sản xuất, từ đó tạo ra báo cáo và phản hồi cho quá trình quản lý.
Phần mềm quản lý quy trình sản xuất hỗ trợ Doanh nghiệp thế nào?
Ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp như:
- Giảm thời gian ngừng hoạt động: Các thuật toán bảo trì dự đoán trong nền tảng MPMS có thể lường trước các lỗi thiết bị, ngăn chặn việc dừng sản xuất tốn kém. Báo cáo của McKinsey & Company năm 2022 nhấn mạnh, việc bảo trì dự đoán có thể giảm 30-50% thời gian ngừng hoạt động ngoài dự kiến.
- Chất lượng sản phẩm được cải thiện: Khả năng giám sát quy trình theo thời gian thực và phát hiện bất thường trong MPMS cho phép bạn xác định sớm và khắc phục các vấn đề về chất lượng, giảm thiểu tỷ lệ lỗi. Một nghiên cứu của Aberdeen Group cho thấy, các nhà sản xuất sử dụng giải pháp MPMS tiên tiến đã giảm được 15% lỗi sản phẩm.
- Tính linh hoạt cao hơn: Phần mềm quản lý sản xuất cloud-based tạo điều kiện truy cập và cộng tác từ xa, cho phép các nhà sản xuất thích ứng nhanh chóng với nhu cầu thị trường đầy biến động. Theo kết quả khảo sát của Gartner, 70% nhà sản xuất xem việc vận hành linh hoạt là điểm khác biệt giúp tăng sức cạnh tranh. Và MPMS đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được điều đó.
- Truy cập dữ liệu tập trung, realtime: Khi tất cả dữ liệu về quy trình sản xuất & thiết kế sản phẩm được quản lý trên cùng một hệ thống, các bộ phận có thể truy cập MPMS để cập nhật thông tin sản xuất mới nhất hay theo dõi hàng tồn kho, định mức nguyên vật liệu (BOM),…
- Tăng hiệu suất: Quy trình làm việc hợp lý, phân tích dữ liệu tự động và lịch trình sản xuất được tối ưu hóa đều góp phần tăng hiệu suất công việc đáng kể. Deloitte Insights ước tính, các công nghệ như MPMS có thể tăng hiệu quả hoạt động lên tới 20%.
Tham khảo Hướng dẫn quản lý quy trình sản xuất hiệu quả: 6 bước cơ bản nhà quản lý nên biết
Xu hướng phát triển của phần mềm quản lý quy trình sản xuất
Thị trường phát triển phần mềm quản lý quy trình sản xuất – MPMS toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 26,4 tỷ USD vào năm 2027. Và có tới 70% nhà sản xuất có kế hoạch đầu tư vào giải pháp MPMS trong vòng 2 năm tới (theo IDC).
- Triển khai trên Cloud-based: Phần mềm MPM dựa trên đám mây cung cấp khả năng truy cập, linh hoạt mở rộng và đồng bộ hóa dữ liệu theo thời gian thực. Từ đó tăng cường tính linh hoạt và cộng tác cho doanh nghiệp sản xuất.
- Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (Machine Learning): AI và ML đang biến MPMS thành trợ lý thông minh. Bảo trì dự đoán, phát hiện bất thường và tối ưu hóa quy trình chỉ là một số lĩnh vực mà AI/ML đang thúc đẩy phát triển để giúp doanh nghiệp sản xuất vận hành xuất sắc.
- Tích hợp Internet vạn vật (IoT): Việc kết nối máy móc & thiết bị cảm biến sẽ tạo nên một kho tàng dữ liệu vận hành đồng bộ. Nền tảng MPMS tích hợp liền mạch với hệ sinh thái IoT cho phép hiển thị và kiểm soát theo thời gian thực trên toàn bộ chuỗi sản xuất.
- Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) và Thực tế ảo (VR): AR/VR đang định nghĩa lại hoạt động đào tạo, bảo trì và kiểm soát chất lượng trong ngành sản xuất. Ví dụ, sử dụng AR hướng dẫn trực quan từng bước để hỗ trợ kỹ thuật viên thực hiện các nhiệm vụ bảo trì. VR cho phép kết nối với chuyên gia từ xa để hỗ trợ kỹ thuật viên giải quyết các vấn đề phức tạp.
Khi công nghệ tiếp tục phát triển, MPMS cũng sẽ dần được nâng cấp. Khi đó, chúng ta có thể thấy được sự tích hợp sâu hơn với các công nghệ tiên tiến như blockchain & điện toán biên, làm mờ đi ranh giới giữa thế giới vật lý & kỹ thuật số. Với tính linh hoạt, tối ưu hóa hoạt động và thúc đẩy cải tiến liên tục, MPMS thế hệ tiếp theo sẽ trở thành nền tảng số thúc đẩy sự thành công trong ngành sản xuất.
Gợi ý phần mềm ERP quản lý toàn diện quy trình sản xuất
Doanh nghiệp Sản xuất gợi ý tìm hiểu và trải nghiệm DEMO FREE hệ thống ERPNext. Theo Gartner, ERPNext nằm trong TOP 5 hệ thống ERP thân thiện với người dùng 3 năm liên tiếp (2017, 2018, 2019).
Các tính năng chính của phần mềm quản lý sản xuất ERPNext:
- Quản lý định mức nguyên vật liệu (BOM): theo dõi thông tin như tên, mã sản phẩm, mô tả, số lượng, giá thành và các thông số kỹ thuật bổ sung…
- Quản lý Xưởng sản xuất: Theo dõi chính xác thời gian và vật liệu sử dụng cho từng công đoạn sản xuất & Quản lý hiệu quả nhân viên và máy móc tại từng vị trí sản xuất.
- Quản lý quá trình cung ứng nguyên vật liệu & thanh toán cho thầu phụ
- Quản lý hàng tồn kho theo lô & theo số seri
- Lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (MRP) & Theo dõi mức tiêu thụ vật liệu của hàng tồn kho theo đợt để hạn chế chi phí và không lãng phí tài nguyên
Điểm nổi bật của giải pháp ERPNext so với các công cụ quản lý doanh nghiệp sản xuất khác:
- ERPNext là giải pháp mã nguồn mở 100%, được xếp hạng hàng đầu trên thế giới hiện nay, với bộ khung nền tảng là công nghệ Low Code, No Code
- Khả năng tùy biến cao, dễ dàng điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp
- Chi phí đầu tư tối ưu, không mất phí bản quyền phần mềm
- Tại Việt Nam, MBW là đối tác tư vấn triển khai ERPNext. Với kinh nghiệm hơn 10 năm tư vấn và triển khai phần mềm cho doanh nghiệp Sản xuất, phân phối, đội ngũ MBW hiểu được bài toán, các vấn đề quản lý của doanh nghiệp. Từ đó, gợi ý triển khai gói giải pháp phù hợp với nhu cầu sử dụng, ngân sách của doanh nghiệp, cách thức để áp dụng phần mềm thành công vào quản lý.
Để nhận tư vấn Miễn phí hoặc Demo 1-1 về Phần mềm quản lý quy trình sản xuất ERPNext, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 090.150.8000 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form bên dưới.