Vào ngày 2/4/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một chính sách thuế quan mới với hơn 180 nền kinh tế, áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Đặc biệt, với các quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ đồng thời sẽ bị áp mức thuế đối ứng bổ sung, với Việt Nam con số này lên đến 46%.
Nội dung bài viết
ToggleBài viết này, MBW Digital đã tiến hành tổng hợp các thông tin phân tích từ giới chuyên gia & tài chính kinh tế trong nước nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin đa chiều và chính xác.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong phiên họp báo công bố chính sách Thuế mới của Mỹ. Ảnh: Bloomberg.
Thuế chồng thuế
Rạng sáng ngày 3/4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng lên toàn bộ các quốc gia trên thế giới. Chính sách này ngay lập tức gây sóng gió trên thị trường tài chính và hàng hóa toàn cầu.
Mức thuế đối ứng này được cộng bổ sung vào các mức thuế đã công bố trước đó. Tổng số thuế áp lên các quốc gia được ước tính có thể lên tới 600 tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Có thể xem rằng đây là đợt tăng thuế lớn nhất từ chiến tranh thế giới thứ 2.
Tại phiên họp báo sáng ngày 2/4/2025, Tổng thống Mỹ mang theo tấm bảng ghi mức thuế áp dụng với từng nền kinh tế. Trong đó, Anh, Brazil, Singapore sẽ chịu 10% thuế. Liên minh châu Âu, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ chịu 20-26%. Trung Quốc và Việt Nam nằm trong nhóm các nước bị áp mức thuế cao nhất, lần lượt là 34% và 46%.
Mức thuế 46% áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ sẽ gây áp lực lớn lên các ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, dệt may, đồ gỗ, thủy sản… Quyết định này có thể khiến Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Bangladesh, Philippines…
Châu Á chịu thuế đối ứng cao nhất từ Mỹ (công bố 2/4)
Theo báo Thanh niên, tại Đông Bắc Á, Trung Quốc bị đánh thuế 34%. Cộng với thuế suất trước đó, Trung Quốc phải chịu thuế 54%. Mức thuế mà Hàn Quốc gánh chịu là 25% trong khi Nhật Bản là 24%. Nền kinh tế Đài Loan bị áp thuế 32%.
Tại Đông Nam Á, Campuchia bị đánh thuế cao nhất ở mức 49%, Lào 48%, Việt Nam 46%, Myanmar 44%, Thái Lan 36%, Indonesia 32%, Malaysia 24%, Philippines 17%, Singapore 10%.
Một số nền kinh tế tại Nam Á cũng chịu thuế cao, gồm Sri Lanka 44%, Bangladesh 37%, Pakistan 29%, Ấn Độ 26%.
Mỹ áp dụng công thức thuế mới: Một cách tính toán gây nhiều tranh cãi
Nhà Trắng công bố công thức đánh thuế đối ứng lên các quốc gia như hình dưới đây. Về cơ bản đây là một công thức elasticity với 5 parameters. Trọng số của epsilon và rho sẽ được điều chỉnh cho tùy quốc gia.
Quote:
“To calculate reciprocal tariffs, import and export data from the U.S. Census Bureau for 2024. Parameter values for ε and φ were selected. The price elasticity of import demand, ε, was set at 4.
Recent evidence suggests the elasticity is near 2 in the long run (Boehm et al., 2023), but estimates of the elasticity vary. To be conservative, studies that find higher elasticities near 3-4 (e.g., Broda and Weinstein 2006; Simonovska and Waugh 2014; Soderbery 2018) were drawn on. The elasticity of import prices with respect to tariffs, φ, is 0.25. The recent experience with U.S. tariffs on China has demonstrated that tariff passthrough to retail prices was low (Cavallo et al, 2021).
The reciprocal tariffs were left-censored at zero. Higher minimum rates might be necessary to limit heterogeneity in rates and reduce transshipment. Tariff rates range from 0 to 99 percent. The unweighted average across deficit countries is 50 percent, and the unweighted average across the entire globe is 20 percent. Weighted by imports, the average across deficit countries is 45 percent, and the average across the entire globe is 41 percent. Standard deviations range from 20.5 to 31.8 percentage points.”
Trích Văn bản thông báo từ White house ngày 3/4/2025
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco giải thích chính quyền ông Trump đã áp dụng công thức sau:
Thuế quan = (Thâm hụt thương mại song phương)/(Tổng giá trị nhập khẩu từ nước đó).
Ví dụ, trong năm qua, Việt Nam xuất khẩu 136,6 tỷ USD hàng hóa sang Mỹ nhưng chỉ nhập khẩu 13,1 tỷ USD từ Mỹ, tạo ra thâm hụt thương mại 123,5 tỷ USD. Nếu chia con số này cho tổng kim ngạch thương mại song phương, kết quả là khoảng 90%. Mỹ coi đây là mức “thuế thực tế” mà Việt Nam đang áp lên hàng hóa Mỹ, do đó quyết định áp thuế nhập khẩu 46% – tức một nửa con số này (90%/2).
Nguồn: Ảnh VTV
Tương tự, đối với Trung Quốc, mức thuế 34% được tính toán từ thâm hụt thương mại khoảng 320 tỷ USD trên tổng kim ngạch thương mại 580 tỷ USD. Nếu theo cách tính này, mức “thuế lý thuyết” của Trung Quốc là 67%, và Mỹ quyết định áp mức thuế bằng một nửa, tức 34%.
Theo Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, công thức này phản ánh mức độ mất cân bằng thương mại, theo cách tính của Mỹ, không dựa vào thuế danh nghĩa các nước công bố. Bối cảnh này giúp ông Tuấn đưa ra một số nhận định ban đầu.
Chẳng hạn, thuế không chỉ là công cụ tài chính mà là vũ khí kinh tế – chính trị, tích hợp an ninh quốc gia và tiền tệ, nhắm vào cấu trúc thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, với mức thuế “hữu nghị” 50%, Tổng thống Trump cho rằng mức thuế “có đi có lại” này mới chỉ bằng nửa mức Mỹ tính toán, thể hiện ý định linh hoạt, mở đường cho đàm phán song phương với các nước.
(Nguồn: thesaigontimes.vn)
Phản ứng từ các nền kinh tế trên thế giới
Ngay sau thông báo mức thuế mới được công bố tại Nhà trắng, Liên minh Châu Âu ngay lập tức khẳng định sẵn sàng đáp trả mạnh tay trong trường hợp Mỹ kiên quyết áp dụng mức thuế đối ứng này với các quốc gia thành viên.
Canada tuyên bố cũng sẽ có biện pháp đáp trả mạnh mẽ, đồng thời tiến hành các thay đổi cấu trúc nền kinh tế giảm bớt phụ thuộc vào Mỹ và tăng tính tự chủ của nền kinh tế nội tại.
Tại Châu Á, một số quốc gia cũng đã có động thái ngoại giao và phản hồi sớm:
- Trung Quốc: Bộ Thương mại Trung Quốc yêu cầu Mỹ “ngay lập tức” hủy bỏ thuế nhập khẩu đối ứng và “giải quyết các tranh chấp thương mại qua đối thoại công bằng.” Trung Quốc cũng cảnh báo “sẽ có biện pháp đáp trả.” Cộng với hai lần thuế bổ sung trước đó, mức thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Mỹ sẽ tăng lên 54%.
Nguồn: Ảnh từ VTV
- Hàn Quốc: Quyền Tổng thống Han Duck-soo chỉ đạo chính phủ sử dụng toàn lực phản ứng với thuế quan 25% của Mỹ. Chính phủ Hàn Quốc sẽ đàm phán với Mỹ và hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
- Nhật Bản: Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Muto Yoji đã yêu cầu Mỹ miễn trừ Nhật Bản khỏi thuế mới và cho rằng thuế quan của Mỹ có thể vi phạm quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
- Thái Lan: Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra cho biết sẽ có “kế hoạch mạnh mẽ” để ứng phó và đàm phán giảm bớt tác động của thuế quan.
- Đài Loan: Chính quyền Đài Loan chưa có bình luận chính thức, nhưng Phòng Thương mại Mỹ tại Đài Loan cho biết quan hệ đối tác với Mỹ là yếu tố quan trọng cho sự thịnh vượng và an ninh của khu vực.
Thị trường toàn cầu chịu ảnh hưởng từ thuế Trump
Thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương “chìm trong biển lửa” vì thuế mới của ông Trump
- Nhật Bản: Chỉ số Nikkei 225 có lúc giảm hơn 4%, kết phiên giảm 2,9%, còn 34.675,97 điểm.
- Hàn Quốc: Chỉ số Kospi giảm 1,5%, còn 2.468,97 điểm, sau khi nước này bị áp thuế 25%.
- Trung Quốc: Hồng Kông giảm 1,4% còn 22.887,03 điểm. Shanghai Composite giảm nhẹ 0,1%.
- Úc: Chỉ số S&P/ASX 200 giảm 1,3%, xuống 7.830,30 điểm.
Chuyên gia Yeap Junrong (IG Group) nhận định đây là một “cú sốc lớn”, đặc biệt với Trung Quốc khi tổng thuế nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ có thể lên tới 64% sau nhiều đợt áp thuế.
Phố Wall biến động mạnh
Trái ngược với châu Á, chứng khoán Mỹ có phiên dao động mạnh nhưng kết phiên lại phục hồi:
- S&P 500: dao động từ giảm 1,1% đến tăng 1,1%, chốt phiên tăng 0,7%.
- Dow Jones: tăng 0,6% lên 42.225,32 điểm.
- Nasdaq Composite: tăng 0,9% lên 17.601,05 điểm.
- Tesla: cổ phiếu giảm hơn 6% đầu phiên sau tin doanh số xe điện sụt giảm, nhưng sau đó đảo chiều tăng 5,3% khi giới đầu tư bắt đáy.
- Một số cổ phiếu hàng không phục hồi (United Airlines tăng 4,6%) nhờ kỳ vọng giảm tác động tiêu cực nếu thương chiến không kéo dài.
Thị trường tài chính toàn cầu biến động
- Trái phiếu Mỹ: Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm dao động mạnh, có lúc giảm xuống 4,11%, sau đó bật lên 4,18%.
- Thị trường năng lượng: Dầu thô Mỹ giảm 2,08 USD, còn 69,63 USD/thùng. Dầu Brent mất 2,06 USD, còn 72,89 USD/thùng.
- Tiền tệ: USD suy yếu so với yen Nhật (xuống 148,07 JPY/USD từ 149,28). Euro tăng nhẹ lên 1,0897 USD.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đỏ lửa
Ngay trong sáng ngày 3/4/2025, VTV24 đã có phiên livestream với chuyên gia kinh tế quốc tế ông Trần Việt Hưng để đưa ra các nhận định đầu tiên về ảnh hưởng của mức thuế đối ứng 46% lên nền kinh tế Việt Nam.
Nguồn: ảnh VTV
Giải thích về con số 46%, ông Trần Việt Hưng – chuyên gia tài chính quốc tế cho rằng nguyên tắc tính thuế đối ứng: mục tiêu là các nước đánh thuế mỹ nhiều với tỷ trọng lớn thì cũng sẽ bị đánh thuế lại với mức tỷ trọng cao tương tự. Mục tiêu của Mỹ là giảm tối đa thâm hụt thương mại và gia tăng năng lực sản xuất các công ty Mỹ và tiêu thụ hàng nội địa.
Theo báo Thanh niên, VN-Index giảm sốc sau tuyên bố thuế đối ứng 46% của Mỹ. Sáng 3/4, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến một trong ba phiên giảm mạnh nhất lịch sử:
- VN-Index giảm tới 82,28 điểm (tương đương 6,24%) xuống 1.235,55 điểm khi kết thúc phiên sáng.
- Hơn 200 cổ phiếu trên sàn HOSE và gần 50 mã trên HNX bị bán tháo kịch sàn.
- HNX-Index giảm mạnh 7,04%, xuống 221,37 điểm.
- UPCoM-Index giảm hơn 3,3% chỉ sau 10 phút giao dịch đầu ngày.
Nhóm cổ phiếu xuất khẩu chịu áp lực nặng nề, đặc biệt là:
- Thủy sản: Các mã như ASM, ABT, ACL, AGM, ANV đồng loạt nằm sàn.
- Dệt may và đồ gỗ: Nằm trong nhóm bị bán tháo mạnh nhất.
- Cổ phiếu ngân hàng, thép, công nghệ, bán lẻ và tiêu dùng như CTG, BID, HPG, FPT, MWG, GVR, PLC… cũng bị kéo xuống giá sàn.
Tâm lý nhà đầu tư hoảng loạn lan rộng, giao dịch đột biến:
- Giá trị giao dịch trên HOSE sáng 3/4 đạt hơn 31.000 tỷ đồng, gần gấp đôi phiên trước.
- Nhà đầu tư trên các diễn đàn bày tỏ sự choáng váng, nhiều người tuyên bố tắt màn hình không dám theo dõi thị trường.
Tác động tiêu cực đến xuất khẩu Việt Nam
Xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng
Thuế 46% khiến giá hàng hóa Việt tại Mỹ tăng mạnh, giảm sức cạnh tranh so với các quốc gia không bị áp thuế hoặc được hưởng ưu đãi từ FTA.
- Các ngành xuất khẩu chủ lực bị ảnh hưởng nặng nề: Dệt may, da giày, gỗ, điện tử – những ngành có biên lợi nhuận thấp, phụ thuộc lớn vào thị trường Mỹ.
- Số liệu: Năm 2024, xuất khẩu sang Mỹ đạt 119,6 tỷ USD, chiếm 29,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đóng góp gần 26% GDP nếu tính quy đổi theo tỷ trọng xuất khẩu trong GDP.
Ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và dòng vốn FDI
Doanh nghiệp FDI (từ Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc…) sử dụng Việt Nam như cứ điểm sản xuất để xuất khẩu sang Mỹ có thể:
- Rút vốn hoặc ngừng mở rộng đầu tư, tìm quốc gia khác có ưu đãi thuế tốt hơn.
- Điều này đe dọa nguồn thu ngân sách, việc làm, tiêu dùng và chuỗi cung ứng trong nước.
Các doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng (linh kiện, gia công) cũng bị ảnh hưởng khi đơn hàng sụt giảm.
Nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế và lao động
Với xuất khẩu chiếm hơn 85% GDP, việc thị trường lớn như Mỹ thu hẹp sẽ kéo lùi đà tăng trưởng. Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, điện tử… có thể phải:
- Giảm quy mô sản xuất, cắt giảm lao động hoặc hoãn đầu tư mở rộng.
- Hàng triệu việc làm có nguy cơ bị đe dọa, kéo theo vấn đề an sinh xã hội.
Một số rủi ro vĩ mô tác động gián tiếp và tiềm ẩn
- Tỷ giá hối đoái: sức ép mất giá đồng Việt Nam nếu cán cân thương mại suy yếu.
- Lãi suất: nguy cơ tăng do thâm hụt cán cân thanh toán.
- Ổn định hệ thống tài chính: nếu dòng vốn FDI và đầu tư gián tiếp FII bị rút mạnh.
- Bất ổn vĩ mô: từ suy giảm xuất khẩu, mất việc làm và giảm thu ngân sách.
Giải pháp ứng phó của Việt Nam
Chính phủ phản ứng khẩn trương và kiên định
Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc họp khẩn ngày 3/4/2025 (ảnh: VTV)
Tại cuộc họp ngày 3/4/2025 với các bộ, ngành liên quan nhằm ứng phó với việc Mỹ áp mức thuế đối ứng 46% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tinh thần chủ động, kiên định và linh hoạt trong xử lý tình huống. Thủ tướng phát biểu: “Việt Nam mong muốn Mỹ có chính sách phù hợp hơn với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước” và khẳng định: “Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi” (Nguồn: VnExpress).
Đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ phản ứng nhanh, do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm tổ trưởng, với nhiệm vụ đánh giá toàn diện tình hình và đề xuất các đối sách linh hoạt, kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ đà phục hồi kinh tế (Nguồn: Báo Người Lao Động).
Giải pháp ứng phó ngắn hạn – Giảm sốc, giữ ổn định
Giới chuyên gia trong và ngoài nước đã phân tích tình huống và đưa ra nhiều khuyến nghị ứng phó ngắn hạn cho Việt Nam. Điểm chung là cần bình tĩnh, chủ động và linh hoạt.
Chủ động đàm phán song phương với Mỹ
- Mục tiêu: miễn trừ, hoãn hoặc giảm nhẹ thuế, đặc biệt với một số mặt hàng chiến lược.
- Dựa vào nền tảng quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước từ năm 2023 để vận động thiết lập quota linh hoạt, ưu đãi thuế tạm thời hoặc cam kết cải thiện tiêu chuẩn lao động, chất lượng.
“Việt Nam sẽ kiên trì trao đổi để người tiêu dùng hai nước cùng hưởng lợi” – Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, họp báo quý I/2025.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước
- Gói hỗ trợ tài chính: miễn/giảm thuế nội địa, giãn nợ, tín dụng ưu đãi.
- Giảm chi phí vận hành: vận tải, logistics, hành chính, đào tạo lại lao động.
- Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ qua trung tâm xúc tiến thương mại, chuyển đổi số.
Tạm thời điều chỉnh chiến lược sản xuất – xuất khẩu
- Xem xét dịch chuyển sản lượng sang các thị trường khác. TS. Lê Đăng Doanh khuyến cáo phải “nhanh chóng tìm kiếm thị trường mới” ở Trung Đông, Nam Mỹ, châu Phi, Đông Nam Á… để thay thế dần thị trường Mỹ. (Nguồn: Nld.com.vn)
- Tránh phụ thuộc vào các nhóm hàng bị đánh thuế nặng, tạm điều chỉnh cơ cấu đơn hàng xuất khẩu.
Giải pháp ứng phó dài hạn: Tái cơ cấu, nâng sức chống chịu
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
- Đẩy mạnh khai thác EU, Nhật, Hàn Quốc, Trung Đông, châu Phi, ASEAN…
- Tận dụng tối đa FTA hiện có như: CPTPP, EVFTA, RCEP.
- Chính phủ hỗ trợ chi phí nghiên cứu thị trường, logistics, chuyển đổi tiêu chuẩn.
Nâng cao giá trị nội tại của sản phẩm
- Chuyển từ xuất khẩu giá rẻ sang xuất khẩu giá trị gia tăng cao.
- Đầu tư vào: thiết kế, chất lượng, thương hiệu, công nghệ, tiêu chuẩn xanh – truy xuất nguồn gốc – lao động.
“Việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện thiết kế, phát triển thương hiệu và tích hợp công nghệ sẽ giúp hàng hóa Việt Nam giữ được vị thế dù phải chịu mức thuế cao.”
– Nguồn: Tổng hợp từ Báo Nhân Dân & Tuổi Trẻ.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ và nội địa hóa nguyên liệu
- Giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc).
- Tăng tỷ lệ nội địa hóa, xây dựng chuỗi giá trị khép kín trong nước.
- Hạn chế bị đánh giá là nơi “lẩn tránh thuế” hay gia công trung gian.
Tăng cường liên kết – điều phối chính sách
- Hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước – doanh nghiệp – hiệp hội ngành hàng.
- Chủ động dự báo thị trường, xây dựng kịch bản ứng phó linh hoạt, đặc biệt trong bối cảnh địa chính trị bất định và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng.
Lưu ý: Không phải tất cả hàng hóa đều bị áp thuế
- Một số mặt hàng không hoặc ít bị ảnh hưởng tùy vào biểu thuế chi tiết và khả năng đàm phán theo ngành.
- Môi trường cạnh tranh có thể tái cấu trúc lại, cơ hội vẫn tồn tại nếu biết tận dụng linh hoạt ưu thế và FTA.
Bình tĩnh vượt sóng lớn – Việt Nam chủ động thích ứng thời thuế cao
Niềm tin vào khả năng thích ứng và bản lĩnh vượt khó của Việt Nam
Nhiều chuyên gia quốc tế bày tỏ sự tin tưởng rằng Việt Nam có đủ năng lực để vượt qua thử thách thuế quan lần này.
Jonathan Pincus nhận định: “Nền kinh tế Việt Nam năng động và có mức độ đa dạng hóa ngày càng cao, đủ khả năng điều chỉnh trước những cú sốc chính sách từ bên ngoài. Thuế quan 46% là thách thức, nhưng cũng là phép thử để Việt Nam chứng tỏ bản lĩnh – nếu xử lý tốt, Việt Nam sẽ củng cố được niềm tin với các đối tác khác và nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng khu vực.” (Nguồn: Dân trí)
Ông cũng đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam phản ứng nhanh, doanh nghiệp đồng lòng tìm giải pháp, và cộng đồng quốc tế nhìn nhận Việt Nam là một đối tác thiện chí, cầu thị. Đây là yếu tố giúp củng cố hình ảnh tích cực cho Việt Nam trên trường quốc tế.
Báo cáo tổng giá trị Xuất – nhập khẩu thương mại giữa Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2024
Chiến lược ứng phó toàn diện và đồng bộ đang được triển khai
Theo các phân tích trên Tuổi Trẻ và VietnamNet, Việt Nam đang triển khai một chiến lược ứng phó đồng bộ gồm:
- Đàm phán linh hoạt với Mỹ nhằm giảm nhẹ thuế hoặc trì hoãn hiệu lực.
- Hỗ trợ đúng lúc cho doanh nghiệp: tài chính, logistics, xúc tiến thương mại, đào tạo lại lao động.
- Đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường để giảm phụ thuộc vào Mỹ.
“Với một chiến lược ứng phó toàn diện, nhiều ý kiến tin rằng Việt Nam sẽ ứng phó thành công với cú sốc thuế quan 46% và bảo vệ được đà tăng trưởng xuất khẩu trong những năm tới.” (Nguồn: tuoitre.vn)
Việt Nam vẫn giữ được lợi thế chi phí tương đối so với các đối thủ cạnh tranh
Mặc dù bị áp thuế cao, nhưng các nước đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như: Indonesia (41%), Thái Lan (37%), Bangladesh (44%) cũng bị áp mức thuế đáng kể. Điều này giúp hàng hóa Việt Nam không mất lợi thế tuyệt đối, và vẫn có khả năng cạnh tranh ở thị trường Mỹ, đặc biệt với các phân khúc chất lượng – giá hợp lý.
“Người tiêu dùng Mỹ nhạy cảm giá sẽ chuyển sang nguồn hàng thuế thấp hơn (ví dụ hàng Indonesia, Thái Lan), nhưng các nước này cũng chịu thuế đáng kể nên hàng Việt không hẳn ‘mất cửa’ hoàn toàn.” (Vietnamnet)
Lời Kết
Chính sách thuế quan mới của Mỹ với mức thuế đối ứng 46% dành cho hàng hóa Việt Nam là một cú sốc chưa từng có, đặt ra hàng loạt thách thức về tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư và ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Việt Nam rà soát lại chiến lược phát triển, thúc đẩy chuyển đổi mô hình xuất khẩu từ phụ thuộc thị trường sang đa dạng hóa; từ giá rẻ sang giá trị cao.
Việt Nam không thụ động đứng yên trước làn sóng thuế quan, mà đang chủ động ứng phó bằng một loạt giải pháp song song và đồng bộ: từ đàm phán với Mỹ, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ đến chuyển hướng thị trường và nâng cấp chuỗi giá trị.
Sự đoàn kết giữa Nhà nước – doanh nghiệp – cộng đồng quốc tế cùng bản lĩnh điều hành linh hoạt sẽ là nền tảng giúp Việt Nam vượt qua cú sốc thuế lần này. Và nếu thành công, đây sẽ là bước ngoặt quan trọng đưa nền kinh tế Việt Nam tiến tới một vị thế vững vàng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Trong nguy có cơ” – Và với bản lĩnh, tốc độ ứng biến cùng sự đồng lòng, Việt Nam hoàn toàn có thể biến thử thách này thành động lực để đổi mới và bứt phá.
Đọc thêm: Báo cáo thị trường ngành phân phối: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho năm 2025?